VIETGAP: Lịch sử ra đời và phát triển

 

VietGAP là gì ? Đó là những quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam.

 


Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện.

 

 

 

Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi, có nơi bị lụi dần rồi đi vào dĩ vãng.

 

 

Vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây Việt Nam tham gia vào một dự án có tên "Tăng cường năng lực cạnh tranh" (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ - Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm "Liên kết GAP miền Tây Thái Lan".

 

 

Cũng năm đó, Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này, năm 2005, liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.

 


Cũng trong năm 2005, Tổ chức Thị trường quốc tế (IMO) đã tổ chức chứng nhận GAP cho một số cơ sở sản xuất rau, cà phê ở Đà Lạt. Tiếp theo đó là các đơn vị sản xuất thanh long ở Bình Thuận, lâm ngư trường tôm ở miền Tây cũng lần lượt được công nhận sản xuất đạt tiêu chuần GAP.

Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có "GAP" cho VN nên chi nhánh Hội Làm vườn VN được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5-8 tháng 11 - 2007. Đoàn do TS Võ Mai - Chủ tịch Hiệp hội Trái cây, dẫn đầu cùng với 6 thành viên khác tham gia chuyến khảo sát và đã thu lượm được những nội dung chủ yếu về bước đi và lợi ích việc thực hành các dạng GAP ở Malaysia.

 

 

 

Tiếp theo đó đoàn cũng đệ trình 1 bản tường trình với lãnh đạo Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP. Ngày 28-1-2008, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng.

 


Đến hôm nay đã có đến hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân đã có sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới.

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?