1. Lợi ích:
- Về mặt đối ngoại:
Tạo niềm tin cho khách hàng.
Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trường.
Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính như Châu Âu.
Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu.
Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đáp ứng qui định của Nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.
- Về mặt đối nội:
Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất từ khâu làm đất cho đến khi thu hoạch.
Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm “Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng thấp hơn chi phí sửa chữa”.
2. Khó khăn
- Việc thực hiện sản xuất theo GAP không khó vì những công việc này đã và đang thực hiện. Cái khó làm thế nào để người nông dân ý thức được sản xuất an toàn cho người và môi trường.
- Người thực sự thực hiện trên đồng lại không phải là người quyết định sự thay đổi mà do chủ họ quyết định.
- Thối quen rửa bình phun, dụng cụ pha chế thuốc bảo vệ thực vật tại các ao hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước và làm ngộ độc các động vật thủy sinh cũng là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh hại.
- Chưa được tập huấn sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật.
- Không chú ý đến thời gian cách ly.
- Sử dụng thuốc có độ độc cao.
- Không có hoặc không sử dụng bảo hộ lao động.
- Chưa có nơi tồn trữ phân bón, hóa chất, bảo hộ lao động hợp lý.
- Chưa chú ý đến việc vệ sinh khi thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
- Việc xử lý chất thải chưa tốt.
3. Chi phí và thời gian cho việc áp dụng VIETGAP
- Chi phí thực hiện VIETGAP phụ thuộc vào hiện trạng phần cứng nông trại và xưởng chế biến của Quý Công ty. Một khi phần cứng nông trại, nhà xưởng và trang thiết bị đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thì khi tiến hành áp dụng theo hệ thống sẽ không tốn kém nhiều.
- Về nguồn nhân lực, mỗi nhà sản xuất cần có:
Một nhân sự với trình độ 2 năm trên phổ thông trung học hay trường chuyên môn hoặc với 2 năm kinh nghiệm với phân ngành liên quan.
- Một nhân sự được đào tạo về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với các trang trại trồng trọt.
- Một nhân sự được đào tạo về sơ cấp cứu.
- Việc thực hiện xây dựng hệ thống VIETGAP sẽ chiếm thời gian từ 8 đến 12 tháng tuỳ theo quy mô của từng doanh nghiệp.
VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, hiệu chuẩn, kiểm tra nhà nước hàng nhập khẩu, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận sản phẩm hợp quy, chứng nhận các hệ thống quản lý ISO, chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ đào tạo chuyển gia đánh giá sản phẩm, chuyên giá đánh giá các hệ thống quản lý ISO, và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.