Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có đặc thù sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, bình quân diện tích mỗi nông hộ chỉ khoảng 0,3 – 0,5 ha. Để sản xuất theo GAP, ĐBSCL phải tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống quản lý kiểm soát nhiều nông trại. Việc tổ chức số lượng lớn các nông trại cùng tuân thủ hàng trăm điều khoản của GAP là hết sức phức tạp. Công việc này, ở các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Long An, đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chủ trì thực hiện, thông qua các đề tài, dự án đầu tư nguồn vật lực, nhân lực và là đầu mối liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm GAP.
Làm ra sản phẩm GAP - được định nghĩa ở đây là sản phẩm đã được đánh giá và cấp giấy chứng nhận VIETGAP hoặc GLOBALGAP – vừa kỳ công, vừa tốn kém. Tuy nhiên, vì những lợi ích lâu dài cho uy tín và thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường, các nông trại sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam cần phải được tổ chức thành những nhóm liên kết và được kiểm soát theo hệ thống GAP. Giải pháp hiện tại các tỉnh thành ĐBSCL đang áp dụng là thông qua các đề tài, dự án do Sở NN&PTNT chủ trì, sử dụng nguồn kinh phí từ Sở KH&CN hay Sở NN&PTNT, phối hợp chặt chẻ, đồng bộ cùng hệ thống chính trị tại địa phương xây dựng và vận hành các mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP, trong đó bao gồm: (1) toàn bộ hoạt động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm GAP; (2) chủ động mời gọi các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hệ thống GAP hay ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm GAP của các mô hình với giá trị tăng thêm; (3) xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm ổn định cho sản phẩm GAP.
Các kiểu mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP mà Sở KH&CN hay Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL đang chủ trì xây dựng đều giống nhau ở các điểm: (1) do nhà nước đầu tư thông qua các đề tài, dự án; (2) xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GAP; (3) xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, dựa theo một số điểm khác biệt về: (1) Cấu trúc và hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng; (2) Mối quan hệ giữa nhóm nông dân và các Công ty xuất khẩu; (3) Cách thức khai thác thương hiệu GAP, có thể phân loại các kiểu mô hình chuỗi giá trị như sau:
Mô hình 1: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GAP do Hợp Tác Xã (HTX) hoặc Tổ Hợp Tác (THT) điều hành, không có tài trợ từ Doanh nghiệp
HTX/THT là chủ sở hữu Giấy chứng nhận GAP, điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo GAP nên chi trả toàn bộ chi phí hoạt động cho bộ máy nhân sự, chi phí phân tích mẫu, chứng nhận GAP,…
Sản phẩm GAP của HTX/THT được bán cho các Doanh nghiệp theo giá thỏa thuận và số lượng đặt hàng tùy vào khả năng tiêu thụ của các Doanh nghiệp. Sản phẩm GAP là sản phẩm của HTX/THT nên HTX/THT phải tự lo việc xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm GAP của mình. HTX/THT trở thành nhà cung ứng sản phẩm GAP cho các Doanh nghiệp, có quyền ký hợp đồng cung ứng sản phẩm GAP cho nhiều Doanh nghiệp khác nhau, có cơ hội cọ xát với thị trường cạnh tranh tự do, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng thậm chí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài để nâng cao dần năng lực kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế năng lực kinh doanh và quản lý của HTX/THT còn rất hạn chế, không thể khai thác hết giá trị thương hiệu GAP. Mô hình này không đảm bảo giá trị tăng thêm cho sản phẩm GAP, không bao tiêu sản phẩm, không đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm ổn định. Doanh nghiệp không có mối quan hệ gắn kết gì với vùng nguyên liệu GAP và nhóm nông dân sản xuất theo GAP.
Mô hình 2: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GAP do HTX hoặc THT điều hành với sự tài trợ một phần kinh phí từ Doanh nghiệp
HTX/THT là chủ sở hữu Giấy chứng nhận GAP, điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo GAP nên chi trả toàn bộ chi phí hoạt động cho bộ máy nhân sự, chi phí phân tích mẫu, chứng nhận GAP,…
HTX/THT có thể ký hợp đồng với một Doanh nghiệp nhận tài trợ một phần chi phí (có thể là giống, phân bón, thuốc BVTV, phân tích mẫu, đánh giá chứng nhận GAP,…) và cung ứng toàn bộ sản phẩm GAP cho Doanh nghiệp này với giá trị tăng thêm 15-25 %. Sản phẩm GAP của HTX/THT chuyển thành sản phẩm độc quyền của Doanh nghiệp trước khi đến tay khách hàng, do đó Doanh nghiệp lo việc xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm của mình. HTX/THT không có quyền ký hợp đồng cung ứng sản phẩm GAP của mình cho các Doanh nghiệp khác nhau, không có cơ hội cọ xát với thị trường cạnh tranh tự do và tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng để nâng cao dần năng lực kinh doanh. Tuy nhiên, trong mô hình này, giá cả sản phẩm GAP được đảm bảo giá trị tăng thêm. Số lượng hàng GAP được bao tiêu, đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định. Doanh nghiệp có mối quan hệ gắn kết với vùng nguyên liệu GAP và nhóm nông dân sản xuất theo GAP thông qua hoạt động đầu tư nguyên liệu đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra.
Mô hình 3: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GAP do Doanh nghiệp điều hành
Doanh nghiệp là chủ sở hữu Giấy chứng nhận GAP, điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo GAP nên chi trả toàn bộ chi phí hoạt động cho bộ máy nhân sự, chi phí phân tích mẫu, chứng nhận GAP,…
Tag: Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | VietGAP chăn nuôi | VietGAP trồng trọt | VietGAP thủy sản | Chứng nhận VietGAP | Chứng nhận VietGAP chăn nuôi | Chứng nhận VietGAP trồng trọt
VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, hiệu chuẩn, kiểm tra nhà nước hàng nhập khẩu, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận sản phẩm hợp quy, chứng nhận các hệ thống quản lý ISO, chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ đào tạo chuyển gia đánh giá sản phẩm, chuyên giá đánh giá các hệ thống quản lý ISO, và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.