Chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi trồng thủy sản

Nội dung đánh giá chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi trồng thủy sản

 

1. Yêu cầu pháp lý


Hoạt động của cơ sở nuôi có tuân thủ các quy định của Nhà nước không?             

Cơ sở nuôi có hồ sơ đăng ký hoạt động sản xuất hợp lệ không?              

Vị trí địa lý của cơ sở nuôi có được xác định rõ ràng không? 

Cơ sở nuôi có nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản không?            


2. Hồ sơ ghi chép


Cơ sở nuôi có xây dựng hệ thống đánh dấu cho từng khu vực sản xuất và thể hiện trên sơ đồ/ bản đồ không?             

Có hồ sơ ghi chép tổng thể và chi tiết đến từng ao nuôi bao gồm các thông tin về hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra tại cơ sở nuôi không?            

Cơ sở nuôi có hồ sơ và tài liệu hướng dẫn về đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không?            


3. Truy xuất nguồn gốc


Trong trường hợp Cơ sở nuôi chỉ xin đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho một phần của sản phẩm thì có hệ thống phân biệt chứng minh được các sản phẩm được cấp chứng nhận VietGAP và không được chứng nhận VietGAP không?            

Việc di chuyển động vật thuỷ sản nuôi bên trong cơ sở nuôi, từ ngoài vào hoặc từ trong ra có lưu vào hồ sơ và truy xuất không?            


4. Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học


Cơ sở nuôi có thực hiện kiểm kê, cập nhật tất cả các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong kho hay không?            

Cơ sở nuôi có sử dụng những loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được phép lưu hành của cấp có thẩm quyền và phương pháp điều trị đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn áp dụng đối với từng loài nuôi cụ thể hay không?            

Cơ sở nuôi có bảo quản các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học theo hướng dẫn ghi trên nhãn, đúng quy địnhhay không?            

Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học quá hạn sử dụng phải được loại bỏ đúng cách không?            


5. Vệ sinh


Cơ sở nuôi phải có bản đánh giá mối nguy về an toàn vệ sinh không?            

Cơ sở nuôi có các hướng dẫn về an toàn vệ sinh hay không?            


6. Chất thải


Các loại chất thải và nguồn có khả năng gây ô nhiễm có được nhận diện tại cơ sở nuôi hay không?            

Cơ sở nuôi có hệ thống và thực hiện thu gom, phân loại, tập kết và xử lý rác/ chất thải đúng qui định hay không?            

Cơ sở nuôi phải dọn sạch rác và chất thải hay không?            

Cơ sở nuôi có đủ nhà vệ sinh tự hoại không và nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh có làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất và hệ thống cấp nước không?            


7. Thu hoạch và sau thu hoạch


Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản có được thực hiện đúng cách, đảm bảo VSATTP không?            

Giữa hai vụ nuôi, cơ sở nuôi có thực hiện tẩy trùng và/ hoặc tạm ngừng nuôi không?            


8. Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thuỷ sản


Có Kế hoạch quản lý sức khỏe vật nuôi và được cán bộ chuyên môn xác nhận không?            

Tất cả các biện pháp điều trị bệnh động vật thuỷ sản nuôi có được áp dụng và được ghi chép phù hợp với các quy định hiện hành (nếu có) và phù hợp với Kế hoạch QLSKĐVTS không?            


9. Con giống và thức ăn


Con giống thả nuôi có được mua từ cơ sở cung cấp giống đã được cơ quan thẩm quyền chứng nhận đạt chuẩn không?            

Con giống đưa vào cơ sở nuôi có đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và phải được kiểm dịch không?            

Lượng thức ăn và chế độ cho ăn cho ăn có phù hợp với nhu cầu của động vật thuỷ sản nuôi không?            

Thức ăn sử dụng có nguồn gốc rõ ràng không?  Nếu là thức ăn công nghiệp thì có được cấp phép lưu hành của cơ quan thẩm quyền không?            

Cơ sở nuôi có tài liệu ghi chép về các chất bổ sung vào thức ăn nếu có sử dụng không?            

Các loại thức ăn, bao gồm cả thức ăn có trộn thuốc, có được bảo quản và sử dụng theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất không?            


10. Điều trị


Có sử dụng các loại hormone và các chất kháng sinh để kích thích tăng trưởng hay phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi không?             

Cơ sở nuôi có lưu giữ hồ sơ về việc mua và sử dụng thuốc thú y hợp pháp bao gồm cả việc sử dụng thức ăn trộn dược phẩm không?            


11. Theo dõi tỷ lệ sống


Số lượng con giống, khối lượng trung bình, mật độ nuôi và tổng sinh khối của động vật thủy sản nuôi có được theo dõi thường xuyên không?            

Các dấu hiệu động vật thuỷ sản nuôi bị stress hoặc bị bệnh có được ghi chép hàng ngày không?            

Việc kiểm tra và loại bỏ động vật thuỷ sản nuôi bị chết phải có được thực hiện hàng ngày không?            

Cơ sở nuôi có thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan về dịch bệnh theo quy định không?            

Cơ sở nuôi có hệ thống thu gom và xử lý động vật thuỷ sản chết theo quy định không?            


12. Quản lý tác động môi trường


Cơ sở nuôi có Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) có sự tham gia của cộng đồng và thông báo công khai kết quả không?            

Cơ sở nuôi xây dựng sau tháng 5 năm 1999 có nằm NGOÀI các hệ sinh thái rừng ngập mặn hoặc các khu vực đất ngập nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái như đã nêu trong ĐTM không?            

Vị trí cơ sở nuôi và các cơ sở vật chất liên quan có nằm NGOÀI phạm vi các Khu vực Bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế không?

Nếu KVBT nằm trong hạng mục V hoặc VI của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), có sự đồng ý của cơ quan quản lý KVBT không?            


13. Sử dụng và thải nước


Hạ tầng của cơ sở nuôi có đảm bảo để nguồn nước cấp không bị ô nhiễm không?            

Việc sử dụng nước và xả thải phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan chức năng không?            

Có sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) để pha loãng, làm giảm độ mặn trong ao nuôi không?             

Cơ sở nuôi có thường xuyên quan trắc và quản lý chất lượng nước không?            

Cơ sở nuôi có làm nhiễm mặn các nguồn nước ngọt tự nhiên không?            

Các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương có được thông báo khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn không?            

Bùn thải từ cơ sở nuôi có được gom và lưu trữ đúng cách không?            


14. Kiểm soát địch hại


Có áp dụng phương pháp kiểm soát địch hại gây chết đối với động vật không?            

Hoạt động của cơ sở nuôi có gây chết cho những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam không?            


15. Điều kiện làm việc


Tất cả lao động làm thuê tại cơ sở nuôi có đủ 15 tuổi trở lên không?            

Đối với người lao động dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi có áp dụng các điều kiện làm việc sau không?

1 – Có quyền được đi học (nếu muốn);

2 – Tổng số giờ làm việc không vượt quá 8 giờ/ ngày;

3 – Giới hạn ở mức độ lao động nhẹ, giản đơn;

4 - Không  nguy hiểm đến tính mạng            

Người lao động có được phép nghỉ việc và nhận đủ tiền công cho cả ngày làm việc cuối cùng khi có đơn xin nghỉ hợp lý không?            

Người lao động có được phép thành lập hoặc tham gia các tổ chức để bảo vệ quyền lợi của họ (kể cả quyền đàm phán tập thể) mà không bị người sử dụng lao động can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này không?            

Người lao động có phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác ở cơ sở nuôi không?            

Chủ cơ sở nuôi có tôn trọng nhân phẩm tất cả các công nhân làm thuê không?            

Thời gian làm việc ngoài giờ có đảm bảo các điều kiện sau không?

 1- Là tự nguyện;

 2- Không vượt quá mức tối đa theo quy định của Nhà nước;

 3- Chỉ xảy ra trong trường hợp đặc biệt (không thường xuyên);

 4- Được trả công cao hơn quy định.            

Điều kiện sinh hoạt của người lao động có đảm bảo vệ sinh không?


16. An toàn lao động và sức khỏe


Chủ cơ sở nuôi có văn bản đánh giá về các mối nguy đối với sức khỏe, sự an toàn của người lao động và quy trình giải quyết hay không?            

Chủ cơ sở nuôi có tạo môi trường sống và làm việc an toàn cho công nhân không?            

Tất cả người lao động có được đào tạo, hướng dẫn về sức khỏe và an toàn lao động không?            

Tất cả các tai nạn có được ghi chép lại và có các hành động xử lý đối với từng tai nạn không?            


17. Hợp đồng và tiền lương (tiền công)


Người lao động thường xuyên có hợp đồng lao động và hiểu rõ các điều khoản ghi trong hợp đồng lao động của họ không?            

Thời gian thử việc tối đa có đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước không?            

Chủ cơ sở nuôi có trả thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành không?            

Có Bảng chấm công ghi số giờ làm việc của mỗi lao động ở cơ sở nuôi không?            

Lương hoặc tiền công có được trả bằng tiền mặt hoặc bằng cách tiện lợi nhất cho người lao động không?             


18. Các kênh liên lạc


Chủ cơ sở nuôi có bảo đảm tất cả người lao động có các kênh liên lạc thích hợp với chủ lao động về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc không?            

Tất cả các vấn đề khó khăn mà người lao động nêu ra có được chủ cơ sở nuôi xem xét và phản hồi không?            


19. Các vấn đề trong cộng đồng

 

Chủ cơ sở nuôi có xây dựng và áp dụng các phương án giải quyết mâu thuẫn đối với cộng đồng xung quanh không?            

 

Tag: Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | VietGAP chăn nuôi | VietGAP trồng trọt | VietGAP thủy sản | Chứng nhận VietGAP | Chứng nhận VietGAP chăn nuôi | Chứng nhận VietGAP trồng trọt

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?