Chứng nhận VietGAP cho cơ sở chăn nuôi bò sữa

Nội dung đánh giá chứng nhận VietGAP cho cơ sở chăn nuôi bò sữa


1. Địa điểm


Vị trí xây dựng trang trại bò sữa có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương không?

Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?

Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không?

Giữa các khu có tường rào, hàng rào ngăn cách không?


2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi


Hướng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, cửa chuồng trại có hợp lý không?

Chuồng trại cho các đối tượng bê, bò khác nhau có tuân thủ quy định của nhà nước không?

Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh...) có đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi không?

Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải) có bố trí riêng biệt không?  

Hệ thống vệ sinh sát trùng chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không?

Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh không? Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản có đúng theo tiêu chuẩn quy định chưa?

Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió không ?

Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh không ?

Có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng không?

Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... có đầy đủ và hợp vệ  sinh không?

Con giống và quản lý giống

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

Lúc mua có nhận đầy đủ hồ sơ không?

Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không?

Quản lý con giống có phù hợp theo kỹ thuật hiện hành không?


3. Vệ sinh chăn nuôi


Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại không?

Có hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng không?

Có hệ thống phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại không?

Hệ thống vệ sinh sát trùng toàn bộ khu chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không?

Có thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?

Có thực hiện việc sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không?

Có định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp không?

Có dùng riêng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ...trong trang trại không?

Có thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại không?

Có thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho không?

Có khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán sản phẩm không?


4. Quản lý thức ăn, nước uống, nước vệ sinh


Có thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn không?

Có kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận không?

Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa có đủ tiêu chuẩn không?

Có ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc?

Có sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và nhà sản xuất không?

Có tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất không?

Kiểm tra các chất cấm làm thức ăn, chất bổ sung theo quy định hiện hành không?

Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi không?

Có kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước không?

Nước rửa chuồng, vệ sinh có cho chảy ngang qua những khu chuồng khác không?

Có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn không? Có thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường không?


5. Quản lý đàn bò sữa


Có tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại... cho bê, bò mới nhập về không?

Có tuân thủ đúng công tác quản lý bê, bò tơ, bò cho sữa, bò cạn sữa theo quy trình kỹ thuật hiện hành?

Có tuân thủ quy định đối với việc nuôi giữ, sử dụng và loại thải đối với đàn bò nuôi và bò giống không?


6. Quản lý sữa và vệ sinh vắt sữa


Có khu vực vắt sữa riêng biệt không?

Người vắt sữa có sử dụng đầy đủ bảo hộ lao đông không?

Người vắt sữa có đảm bảo sức khoẻ (không mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng tay)?

Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa có bảo đảm vệ sinh không?


7. Quản lý dịch bệnh


Có chương trình quản lý sức khỏe đàn bò không?

Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng bò, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không?

Có bán bò chết do mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm ra thị trường không?

Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết không?


8. Bảo quản và sử dụng thuốc


Vắc xin và thuốc có được bảo quản tốt không?

Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc không?


9. Phòng trị bệnh


Có lịch tiêm phòng các bệnh chính như tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số dịch bệnh khác không?

Khi sử dụng kháng sinh điều trị, có sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm không?

Có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ và có tuân thủ về thời gian ngưng thuốc không?

Có tuân thủ thời gian cách ly khi xuất bán sữa và bò sữa khi đang điều trị bằng kháng sinh không?


10. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường


Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không?

Chất thải lỏng có được trực tiếp vào khu xử lý và không chảy qua khu chăn nuôi khác không?

Có hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao không?


11. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác


Có sử dụng thuốc, bẫy, bả để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác không?

Ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý chưa?


12. Quản lý nhân sự


Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không?

Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không?

Có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng không?

Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... có được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại không?

Có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan không?


13. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm


Có ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm  không?

Có lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết không?


14. Kiểm tra nội bộ


Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần không?

Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được ký chưa và có lưu trong hồ sơ không?    


15. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại


Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không?

Có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không?

 

Tag: Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | VietGAP chăn nuôi | VietGAP trồng trọt | VietGAP thủy sản | Chứng nhận VietGAP | Chứng nhận VietGAP chăn nuôi | Chứng nhận VietGAP trồng trọt

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?