Về thức ăn chăn nuôi sản xuất ở dạng viên

1. Thức ăn viên có từ bao giờ ?

Thức ăn viên cũng là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhưng sản xuất ở dạng viên (không ở dạng bột thông thường)

Thức ăn viên xuất hiện chưa lâu trên thị trường Việt Nam, và người chăn nuôi Việt Nam cũng mới làm quen với nó; thức ăn viên thực ra đã được sử dụng gần nửa thế kỷ, và bắt đầu từ những người nuôi gà ở Anh.

ở miền Nam, người chăn nuôi sử dụng thức ăn viên sớm hơn ở miền Bắc (chỉ mới có giữa những năm 80, sau khi xây dựng nhà máy thức ăn Hương Canh). Thời kỳ đó, có quan niệm không đúng, cho rằng do thức ăn chất lượng kém, mới cần đem ép viên (nên người chăn nuôi nghi ngờ, khó chấp nhận). Qua hiện tượng này, càng thấy khi trình độ chăn nuôi còn thấp, thì việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất không phải dễ. Ngày xưa, thức ăn viên được sản xuất dưới 2 dạng: dạng viên và dạng mảnh. Ngày nay, với thiết bị và công nghệ chế biến mới, sản xuất thức ăn viên lấn át sản xuất thức ăn mảnh (thức ăn mảnh hầu như bị lãng quên).


2. Lợi ích của thức ăn viên


Trên thế giới, có rất nhiều thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của thức ăn viên, và kết luận chung là :

công nghiệp nuôi bằng thức ăn viên, so với nuôi bằng thức ăn bột, khối lượng xuất chuồng lúc 49 ngày tuổi cao hơn 4-7%. Lợn thịt được nuôi bằng thức ăn viên, so với thức ăn dạng bột, cho tăng trọng cao hơn 3-6%

Nuôi gia súc bằng thức ăn viên giảm lãng phí thức ăn (do ít bị rơi vãi)

Thức ăn viên ít bụi nên gia súc thích ăn; thức ăn viên an toàn về vệ sinh và dinh dưỡng

Thức ăn viên yêu cầu về thùng chứa nhỏ hơn

Sử dụng thức ăn viên rất thuận tiện cho quá trình cơ giới hoá và tự động hoá với khâu vận chuyển và phân phối thức ăn


3. Tại sao thức ăn dạng viên có nhiều ưu thế hơn thức ăn dạng bột ?


Nhiều cách giải thích: có ý kiến cho rằng công nghệ chế biến làm thay đổi tính chất hoá học của thức ăn; ý kiến khác, cho rằng thức ăn viên ngon miệng hơn. Vì có nhiều cách giải thích chưa thoả đáng nên các nhà nghiên cứu phân? tích tiếp tục " truy tìm nguyên nhân", bằng cách phân tích tập tục ăn hàng ngày của vật nuôi. Quan sát thấy, trong 1 ngày với gà ăn cùng một lượng thức ăn ở dạng viên cũng như ở dạng bột nhưng thời gian ăn hết lượng thức ăn dạng bột lâu hơn thức ăn dạng viên. Một con gà 20-28 ngày tuổi một ngày ăn thức ăn dạng bột được 38 gam, ăn thức ăn dạng viên được 37 gam; thế nhưng, thời gian để ăn lượng thức ăn dạng bột đó tiêu tốn 103 phút, trong lúc đó, ăn thức ăn viên? chỉ 37 phút. Nhật Bản cũng nghiên cứu tập tục ăn của lợn, nhận thấy, trong 24 giờ, 80-90% thời gian trong ngày là lợn nằm yên, thời gian ăn chiếm 5-20%; ăn thức ăn dạng bột, hết 252 phút, ăn dạng viên chỉ 128 phút. Từ những nghiên cứu, dẫn đến kết luận là cho ăn thức ăn dạng viên thì con vật tiết kiệm được năng lượng vận động, thu nhặt và tiêu hoá thức ăn (năng lượng tiết kiệm này sẽ chuyển hoá thành năng lượng sản phẩm thể hiện dưới dạng cho tăng trọng cao? hơn). Vì lý do này, năng lượng thuần của thức ăn dạng viên cao hơn năng lượng thuần của thức ăn dạng bột.

 

Dung tích thùng chứa thức ăn ít hơn, gọn hơn so với thức ăn dạng bột, vì thức ăn viên nén chặt (cùng một khối lượng nhưng thể tích thức ăn viên nhỏ hơn)

 

Thức ăn viên thuận tiện cho hệ thống cơ giới hoá và tự động hoá khâu phân phối thức ăn, vì thức ăn viên dễ trôi chảy hơn hẳn thức ăn dạng bột.

 

Cho gà ăn thức ăn dạng bột, gà có tập tính chọn ăn những mảnh to, và do các thành phần đều được nghiền mịn, gà không chọn ăn được nên có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Ngược lại, trong thức ăn viên, các thành phần dinh dưỡng không rời nhau, nên cho gia súc ăn thức ăn viên, thì bảo đảm được đủ dinh dưỡng).

Thức ăn viên an toàn về vệ sinh hơn (nhờ nhiệt độ cao trong quá trình tạo viên tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh, nhất là Salmonella), còn khử được một số "chất kháng dinh dưỡng ".

 

4. Công nghệ sản xuất thức ăn viên

Gồm 2 công đoạn chính: công đoạn đầu, sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột, và công đoạn 2, ép viên thức ăn. (Công đoạn 2 cần đến thiết bị và kỹ thuật phức tạp hơn công đoạn 1 ).

 

Công đoạn ép viên chia ra 3 tiểu công đoạn, diễn ra liên tiếp ở buồng điều hoà, khuôn ép viên và buồng làm nguội thức ăn viên. ở thiết bị điều hoà, hơi nóng được phun vào thức ăn (bổ sung chất kết dính, nếu cần thiết); sau đó, thức ăn đi vào khuôn tạo viên (có nhiều loại khuôn ép với các lỗ thoát kích cỡ khác? nhau, để thay đổi của viên thức ăn (to, nhỏ), dao cắt để cắt viên thức ăn (dài, ngắn theo yêu cầu từng loại gia súc). Sau khi ra khỏi lỗ thoát còn ẩm và nóng nhiệt độ có thể từ 105 - 1100C) thức ăn viên được chuyển vào phòng làm nguội, sau cùng, được cân đong, đóng gói rồi đưa ra tiêu thụ.

 

5. Chất lượng thức ăn viên

Có 2 tiêu chuẩn chất lượng chính, là độ cứng (biểu thị bằng kg) và độ dai (tỷ lệ vụn nát), biểu thị bằng tỷ lệ %. Độ cứng tốt nhất của thức ăn viên đạt 6-7? kg; tỷ lệ vụn nát, tốt nhất dưới 5%; độ ẩm thức ăn viên (sau khi đã làm nguội) ở? mức 12-14%.

 

6. Vấn đề tồn tại của thức ăn viên

   - Hiệu quả của thức ăn viên được thừa nhận, tuy nhiên vẫn còn tài liệu nêu lên tác dụng xấu của thức ăn viên. Khoa Chăn nuôi gia cầm Trường Đại học Georgia (Hoa Kỳ) cho biết ở Colombia, Mexico, đã 30 năm nay ở những cơ sở? nuôi gà công nghiệp tại vùng cao, ở gà cho ăn thức ăn viên, số đông bị "bệnh báng nước (ascite)"

   - Hiện nay gà trống được nuôi riêng và gà trống nếu nuôi dài ngày, thì kinh? tế hơn nhưng quan sát thấy, ở gà trống nuôi dài ngày được ăn thức ăn viên, thường xuất hiện "Hội chứng đột tử"

   -Trong quá trình ép viên, cho xử lý thức ăn bằng hơi nóng cũng do ma sát lúc vận chuyển qua lỗ thoát của bàn ép, do nhiệt độ lên cao đã làm giảm hoạt lực của vitamin, nhất là các vitamin hoà tan trong dầu và vitamin B2

   - Tiêu tốn năng lượng ở công đoạn ép viên gấp đôi, so với công đoạn nghiền trộn thức ăn hỗn hợp dạng bột, vì vậy giá thức ăn viên bao giờ cũng đắt hơn thức ăn dạng bột.

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?