Chứng nhận sản phẩm, hàng hoá Điện - Điện tử - Hoạt động tích cực và chủ động phục vụ hội nhập

I. Mở đầu

Trong xã hội ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm, hàng hoá từ các khía cạnh an toàn, tác động đến sức khoẻ và môi trường, bền vững, tương thích và phù hợp với mục đích sử dụng. Xuất phát từ nhu cầu này, các hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tiến hành nhằm vào ba mục đích chính sau đây:

 

1.Giúp cho người người tiêu dùng có được quyết định đúng đắn khi lựa chọn sảnphẩm, hàng hoá trên thị trường;

2.Giúp cho các nhà cung ứng sản phẩm, hàng hoá biết được mức chấp nhận của thị trường để phấn đấu và làm thoả mãn nhu cầu cũng như các yêu cầu luật định, đặc biệt là yêu cầu về an toàn của sản phẩm, hàng hoá;

3.Giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Nằm trong xu thế chung này, sản phẩm điện, điện tử là một trong các mặt hàng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm về khía cạnh an toàn khi sử dụng. Cũng chính vì lý do này mà sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử cũng thường là mặt hàng được các cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền tại các quốc gia đưa vào trong nhóm các mặt hàng chịu sự quản lý chặt chẽ về an toàn. Một trong biện pháp quản lý phổ biến thường được lựa chọn là sử dụng các kết quả chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức chứng nhận độc lập tiến hành.

 

II. Chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Về bản chất, chứng nhận sản phẩm là hoạt động thông qua đó một tổ chức, đóng vai trò là một bên thứ ba độc lập, đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, hàng hoá phù hợp với các yêu cầu quy định trong một tiêu chuẩn hoặc quychuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng còn quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc áp dụng. Các yêu cầu bắt buộc áp dụng thường được sử dụng trong các trườnghợp liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khoẻ và môi trường.

Hoạt động chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn có thể bao gồm nhiều hoạt động chức năng khác nhau như chọn mẫu sản phẩm, đánh giá mẫu sản phẩm, đánh giá quá trình sản xuất hay hệ thống quản lý chất lượng, xem xét kết quả đánh giá và ra quyết định, giám sát sau chứng nhận.

Nộidung cơ bản trong các hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm một trong những nội dung sau:

   - Thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình

   - Thử nghiệm mẫu sản phẩm đại diện của lô hàng (lấy mẫu theoAQL)

   - Đánh giá quá trình sản xuất hoặc đánh giá hệ thống chất lượng

   - Thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ thị trường hoặc lấy tại nơi sản xuất trong quá trình giám sát.

Tuỳ vào mức độ tin cậy đối với mục đích sử dụng của từng chủng loại sản phẩm và mức độ rủi ro liên quan đến khía cạnh về an toàn, sức khoẻ và tác động đến môi trường của sản phẩm, hoạt động chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn sẽ có sự kết hợp giữa một số nội dung này để tạo nên 7 hệ thống chứng nhận sản phẩm cụ thể.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 67 có đưa ra mô hình định hướng cho 7 hệ thống chứng nhận sản phẩm. Nguyên tắc xác định và sự khác biệt của các hệ thống chứng nhận này được mô tả khái quát trong Sơ đồ 1. Dựa vào đặc điểm chính của từng mô hình, có thể phân chia 7 mô hình chứng nhận trên vào 2 nhóm chính lànhóm 1 (mô hình 1A và 1B) và nhóm 2 (mô hình 2, 3, 4, 5). Riêng mô hình 6 làmột trường hợp rất đặc biệt minh hoạ cho một hệ thống chứng nhận sản phẩm gầngiống với chứng nhận hệ thống và chỉ áp dụng trong trường hợp sản phẩm là dịch vụ.

Với các hệ thống chứng nhận trong Nhóm 1, mức độ tin cậy của kết quả chứng nhận chỉ đơn thuần dựa trên kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm (thử nghiệm điển hình hoặcthử nghiệm đại diện theo Lô sản phẩm) và do vậy khó đánh giá được tính đại diện của mẫu sản phẩm cũng như khó chứng minh được cho sự ổn định của các đặc tính của sản phẩm vì thiếu các biện pháp giám sát. Ngoài ra, các phương pháp nàycũng không có hiệu quả vì sẽ tốn kém quá nhiều chi phí thử nghiệm cho từng lô hàng. Chính vì lý do này mà thông thường biện pháp thử nghiệm theo lô thường chỉ được áp dụng trong điều kiện kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá nhậpkhẩu theo từng lô và có rủi ro thấp hoặc thử nghiệm mẫu điển hình để kiểm tramẫu nhất định trong kiểm tra nhà nước về chất lượng.

Các hệ thống chứng nhận thuộc nhóm 2 có đặc điểm chung là mức độ tin cậy của kếtquả chứng nhận được đảm bảo hơn vì dựa trên đồng thời kết quả thử nghiệm điểnhình và đánh giá điều kiện sản xuất trước chứng nhận. Đặc điểm này cho phéptiên lượng được khả năng duy trì ổn định các đặc tính sản phẩm đã được xác nhậntrong báo cáo thử nghiệm. Điểm khác biệt giữa các mô hình này nằm ở việc áp dụng các biện pháp khác nhau trong giám sát sản phẩm sau chứng nhận.

Trong các hệ thống này, có thể nhận thấy rằng nếu được áp dụng ở mức độ đầy đủ nhất, Hệ thống 5 sẽ là hệ thống chứng nhận sản phẩm chặt chẽ và tin cậy nhất trong các hệ thống chứng nhận. Ngoài tính chặt chẽ có độ tin cậy cao, hệ thống 5 còn cho phép kết hợp và vận dụng linh hoạt các biện pháp giám sát để tận dụng tốiđa các đặc điểm kiểm soát của hệ thống 3 và hệ thống 4 khi áp dụng để xem xétkhả năng tác động của quá trình phân phối đến chất lượng của sản phẩm. Các đặc điểm trên đây chính là lý do dẫn tới việc tại sao hầu hết các tổ chức chứng nhận trên thế giới áp dụng hệ thống 5 một cách phổ biến cho chứng nhận phần lớncác sản phẩm hàng hoá (PSB của Singapore, Sirim của Malaysia, BSI của Anh, CQC của Trung Quốc, BIS của Ấn Độ,...). Xét về mức độ rủi ro và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm điện - điện tử trong sử dụng, hệ thống 5 là hệ thống phù hợp để triển khai các hoạt động chứng nhận sản phẩm điện - điện tử.

alt

 

III. Chứng nhận sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử trong ASEAN EE MRA

Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và thương mại, một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia là tháo gỡ các rào cản đối với thương mại tạo nên bởi cáccác biện pháp thuế quan, kiểm soát giá thành, độc quyền buôn bán hay các biệnpháp kỹ thuật. Trong các vấn đề nêu trên, rào cản kỹ thuật là một trong nhữngvấn đề được WTO, APEC và các nước trong khối ASEAN đặc biệt quan tâm. Về bảnchất, rảo cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại sẽ nảy sinh khi khôngcó sự minh bạch và rõ ràng trong chính sách và quy chế quản lý của mỗi quốc gia, không hài hòa và thống nhất về các tiêu chuẩn – quy định đối với sản phẩm/ hàng hoá và có sự không đồng đều và tương xứng về hạ tầng cũng như năng lực của các hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Trong ASEAN, tại Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam vào ngày 16/12/1998, các nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung vềThoả thuận thừa nhận lẫn nhau nhằm mục đích chấp nhận hay thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp do các tổ chức đánh giá sự phù hợp của các nước thành viên thực hiện. Mục đích chính của hiệp định là nhằm hướng tới việc thực hiện khẩu hiệu hội nhập về chất lượng “Một lần đánh giá, cấp một chứng chỉ và có giá trị ở mọi nơi”.

Triển khai thực hiện theo định hướng này, với mục tiêu thuận lợi hoá thương mại, giảm chi phí và thời gian kiểm tra hàng hoá điện - điện điện tử xuất - nhập khẩu trong khuvực, mười nước thành viên ASEAN đã thống nhất thông qua Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về thiết bị điện - điện tử của ASEAN (ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangementfor Electrical and Electronic Equipment viết tắt là ASEAN EE MRA) vào ngày 5/4/2002 tại Bangkok – Thailand. Thoả thuận này là một bước tiến quan trọng cho phép chính phủ của các nước thành viên ASEAN vừa duy trì được mục tiêu quản lý an toàn của các sản phẩm điện- điện tử, vừa tạo thuận lợi cho các bên tham gia trong quá trình thương mại với các khả năng giảm thiểu thời gian và chi phí.

Xét về lợi ích của các bên, việc hình thành một thoả thuận như ASEAN EE MRA là cần thiết vì theo xu thế chung, mỗi một quốc gia đều có mục tiêu quản lý hoạt độngsản xuất, thương mại và quảng cáo liên quan đến sản phẩm điện, điện tử nhằm đảmbảo người tiêu dùng và cộng đồng nói chung được đảm bảo một quyền lợi tối thiểu và chính đáng là quyền sử dụng các sản phẩm điện, điện tử an toàn.

Có thể xem xét trường hợp của Singapore như một ví dụ điển hình để thấy được sự liên quan giữa vai trò quản lý nhà nước và các hoạt động chứng nhận sản phẩm điện, điện tử cũng nhưlợi ích của cơ chế theo ASEAN EE MRA trong việc tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu quản lý này.

Ở Singapore, mục tiêu của Hệ thống đăng ký bảo vệ an toàn người tiêu dùng củaSingapore (CPS Scheme) là nhằm bảo vệ mối quan tâm của người tiêu dùng vềsự an toàn của các sản phẩm điện,điện tử được quy định thuộc nhóm các sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải được kiểm soát hoàn toàn phù hợp với một tiêu chuẩn an toàn cụ thể. CPS Scheme,được điều hành bởi SPING Singapore thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) với vai trò là cơ quan quản lý an toàn, áp dụng đối với 45 nhóm sản phẩm điện điện tử. Mỗi sản phẩm điện, điện tử thuộc nhóm này đều được quy định rõ phải phù hợp với một tiêu chuẩn quốc gia và/hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương cũng như phù hợp với một số yêu cầu đặcthù của cơ quan quản lý nhà nước (Tham khảo Phụ lục 1 về Danh sách nhóm sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử bắt buộc phải được quản lý tại Singapore).

Tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu, bán lẻ và thương mại có liên quan đến việc quảng cáo hoặc cung cấp bất kỳ sản phẩm điện - điện tử nào thuộc danh mục này trước tiên đều phải đăng ký với cơ quan quản lý an toàn như một Nhà cung cấp được đăng ký. Sau đó, nhà cung cấp được đăng ký tiến hành đăng ký cho từng kiểu loại sản phẩm cụ thể với cơ quan quản lý an toàn. Hồ sơ đăng ký với phải được kèm theo một Chứng nhận về Sự phù hợp (COC) do một tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định ban hành.

Chỉ các sản phẩm đã được đăng ký chính thức mới được phép gắn dấu an toàn (SafetyMark) và được phép quảng cáo hoặc cung cấp trong phạm vi của lãnh thổ Singapore. Về nguyên tắc, Singapore có thể chỉ định một tổ chức đánh giá sự phù hợp bên ngoài lãnh thổ để ban hành COC sử dụng trong hoạt động đăng ký này theo nguyên tắc của một thoả thuận thừa nhận tương ứng như thoả thuận ASEAN EE MRA.

 

IV. Trungtâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT với quá trình chuẩn bị năng lực trong việc tham gia vào ASEAN EE MRA với tư cách là tổ chức chứng nhận sảnphẩm hàng hoá được chỉ định.

Theo ASEAN EE MRA, việc chỉ định các tổ chức chứng nhận của các nước thành viên để đưa vào Danh sách các tổ chức chứng nhận được chỉ định của ASEAN sẽ do Cơ quan chỉ định quốc gia của các nước thực hiện theo trình tự quy định. Giấy chứng nhận do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp ra sẽ là bằng chứng về việc sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử đã phù hợp với một tiêu chuẩn an toàn cụ thể và do vậy có thể đượcnước nhập khẩu chấp nhận mà không cần tiến hành các thủ tục đánh giá khác theo quy định. Về nguyên tắc, Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cụ thể sẽ chỉ được chấp nhận hoàn toàn nếu có sự thống nhất về hệ thống chứng nhận. Mặt khác, Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cũng là minh chứng đầy đủ hơn so với một kết quả thử nghiệm vì trong trường hợp thứ hai này, kết quả thử nghiệm chỉ được xem như một bán sản phẩm mà tổ chức chứng nhận của nước nhập khẩu sử dụng để đưa ra kết luận cuối cùng về sự phù hợp của sản phẩm với một tiêu chuẩn cụ thể.

Một tổ chức chứng nhận sản phẩm chỉ có thể được chỉ định tham gia thực hiện trong ASEAN EE MRA nếu như tổ chức đó đáp ứng được các yêu cầu bao gồm:

- Là một pháp nhân, có nguồn tài chính độc lập, được pháp luật cho phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận đăng ký chỉ định;

- Có năng lực kỹ thuật để thực hiện việc chứng nhận;

- Có hệ thống chứng nhận được công nhận phù hợp theo ISO/IECGuide 65:1996 bởi một cơ quan công nhận là thành viên của Tổ chức Hợp tác Côngnhận Thái Bình Dương (PAC) và là một bên tham gia ký Hiệp định thừa nhận đa biên của PAC hoặc là tổ chức chứng nhận tham gia trong Chương trình đăng ký đầy đủ các Tổ chức Chứng nhận của IEC (IEC EE FCS);

- Luôn đảm bảo được nguyên tắc độc lập, khách quan trong hoạt động chứng nhận.

Được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nay là Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập với chức năng chính là cung cấp các dịch vụ chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, Trung tâm Chứng nhận Phù hợpTiêu chuẩn VIETCERT trong thời gian qua đã không ngừng củng cố, xây dựng và phát triển năng lực chứng nhận theo định hướng phù hợp với các tiêu chuẩn vàchuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo kết quả chứng nhận được thừa nhận rộng rãi đáp ứng mục tiêu “một lần đánh giá, cấp một chứng chỉ, được chấp nhận ở mọi nơi”.

Từ năm 2001 đến nay, các hệ thống chứng nhận của VIETCERT đã được tổ chức công nhận BOA - một trong các tổ chức công nhận có uy tín hàng đầu trên thế giới, thành viên tham gia ký kết các hiệt định thừa nhận chính thức của PAC và IAF – công nhận hoàntoàn phù hợp với các tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 62, ISO/IEC Guide 65 và ISO/IEC Guide 66. Với kết quả này, hoạt động chứng nhận nói chung và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nói riêng của VIETCERT đã dần được đông đảo tổ chức, doanh nghiệp chấp nhận và sử dụng như một bằng chứng tin cậy đối với người tiêu dùng trong nước cũng như trong các hoạt động thương mại toàn cầu. Tính đến nay, đã có hơn 400 sản phẩm được VIETCERT chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN, JIS, GB...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC...).

Chứng nhận sản phẩm điện - điện tử được VIETCERT xem như một trong các hoạt động trọng tâm được tập trung triển khai trong thời gian qua. Hệ thống chứng nhận mà VIETCERT triển khai cho các sản phẩm điện - điện tử được thực hiện theo hệ thống 5 theo khuyến cáo của ISO/IEC Guide 67 và do vậy hoàn toàn có khả năng được chấp nhận đầy đủ trong các quy định bắt buộc về chứng nhận sản phẩm điện - điện tử của các nước thành viên trong ASEAN. Phạm vi công nhận hiện tại của JAS-ANZtheo ISO/IEC Guide 65 cho chương trình chứng nhận sản phẩm của VIETCERT cũng bao gồm các nhóm sản phẩm điện - điện tử được ưu tiên và quan tâm trong khuôn khổ hiện tại của các hoạt động chỉ định thuộc ASEAN EEMRA như nhóm sản phẩm dây cáp điện phù hợp IEC 60227, nhóm sản phẩm thiết bị điện gia dụng phù hợp IEC 60335, thiết bị đóng ngắt điện dùng trong lắp đặt gia dụng phù hợp IEC 60898...

 

V. Kết luận

Với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng và toàndiện, việc nâng cao năng lực và hội nhập về năng lực đánh giá sự phù hợp là điều kiện tất yếu để tiến tới xoá bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại. Việc tham gia và sử dụng tích cực thoả thuận ASEAN EE MRA là biện pháp hữu hiệu vừa tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nội địa tiếp cậnthuận lợi hơn với thị trường tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử trong các nước thuộc khối ASEAN vừa đồng thời là một công cụ góp phần quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu, cung cấp và sử dụng các sản phẩm điện - điện tử trong thị trường nội địa, đảm bảo an toàn vàsức khoẻ cho người tiêu dùng. 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét