Để có chứng nhận sản phẩm cần làm gì?

Chứng nhận sản phẩm giúp nhà sản xuất củng cố thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh và quảng bá cho sản phẩm. Đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khi Việt Nam đang tích cực tham gia quá trình hội nhập. Nhưng làm thế nào để có được Chứng nhận sản phẩm? 

 

1.   Chứng nhận sản phẩm là gì?  

Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba). 

 

2.   Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào? 

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… 

 

3.   Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa? 

-     Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; 

-     Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).

 

4.   Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?

-     Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

-     Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn; 

-     Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật 

 

5.   Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận 

Đối với nhà sản xuất: 

Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà hoạt động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. 

Đối với người tiêu dùng: 

Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng. 

Đối với Cơ quan quản lý: 

Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. 

 

6.   Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc? 

Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng san phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện. 

 

7.   Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn? 

-     Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp; 

-     Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa: 

-     Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chúng nhận hợp chuẩn.

 

8.   Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận? 

Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. 

 

9.   Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm? 

Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm gồm các loại tài liệu sau: 

-     Giấy yêu cầu chứng nhận. 

-     Sơ đồ tổ chức (tóm tắt) của Doanh nghiệp 

-     Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm 

-     Kế hoạch sản xuát và kiểm soát chất lượng.

-     Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm,

-     Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ đình (nếu có)

 

10. Quy trình chứng nhận sản phẩm?

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:

a)   Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;

b)   Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);

c)   Đánh giá chính thức, bao gồm:

-     Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;

-     Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.

d)   Báo cáo đánh giá;

e)   Cấp Giấy chứng nhận;

f)    Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 tháng/1lần)

 

11. Thời hạn của giấy chưng nhận sản phẩm?

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.

 

12. Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm?

Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuat, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.

 

13. Làm sao để đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn?

 

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCERT

Trụ sở Hà Nội: 0905.924299 - Trụ sở HCM: 0905.357459 – Trụ sở Ðà Nặng: 0935.711299 - Trụ sở Cần Thơ: 0905.935699 - Trụ sở DakLak: 0905.527089.

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org


ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét