Trên các sản phẩm điện-điện tử có xuất xứ từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, người tiêu dùng thường nhìn thấy dấu CE (trên sản phẩm và/hoặc trên bao bì). Vậy dấu CE là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Nó có liên quan gì đến nhà cung cấp (nhà chế tạo, người nhập khẩu...)?
1. Dấu CE
Dấu CE là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu. Chữ CE tiếng Pháp là Comformance de Europe. Theo Luật định của cộng đồng Châu Âu hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu. Ý nghĩa của dấu CE không phải là chất lượng sản phẩm mà chỉ là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu (các yêu cầu tối thiểu) mà luật định của Châu Âu quy định. Các yêu cầu thiết yếu đó đối với sản phẩm điện-điện tử là các yêu cầu về an toàn và có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường. Thông thường các sản phẩm điện và điện tử phải chịu điều chỉnh bởi hai chỉ định (EC Directive): chỉ định đối với thiết bị hạ áp (LVD Directive) và chỉ định đối với tương thích điện từ trường (EMC Directive).
2. Quy trình gắn dấu CE trên sản phẩm điện-điện tử
a) Đối với Chỉ định số 73/23/EEC - Thiết bị hạ áp (LVD)
b) Đối với Chỉ định số 89/336/EEC – Tương thích điện từ trường (EMC)
3. Trách nhiệm của các bên có liên quan
- Nhà chế tạo chịu trách nhiệm toàn bộ các quá trình bao gồm lập hồ sơ kỹ thuật, thử nghiệm, tự công bố và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật 10 năm. Nhà chế tạo tự gắn dấu CE lên sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước pháp luật. Trong trường hợp nhà chế tạo không có năng lực đánh giá, thử nghiệm thì có quyền thuê các dịch vụ đó nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về nhà chế tạo.
- Trường hợp nhà chế tạo năm ngoài liên minh Châu Âu thì trách nhiệm cũng tương tự như nhà chế tạo nằm trong liên minh Châu Âu. Tuy nhiên trong chuỗi cung cấp rõ ràng phải qua khâu trung gian là người nhập khẩu hoặc văn phòng đại diện tại liên minh Châu Âu vì vậy người nhập cũng có những trách nhiệm nhất định như: có sẵn bản công bố phù hợp của nhà chế tạo; có sẵn hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm để khi cơ quan quản lý giám sát trên thị trường có yêu cầu.
VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, hiệu chuẩn, kiểm tra nhà nước hàng nhập khẩu, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận sản phẩm hợp quy, chứng nhận các hệ thống quản lý ISO, chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ đào tạo chuyển gia đánh giá sản phẩm, chuyên giá đánh giá các hệ thống quản lý ISO, và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.