Kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Cùng với nền kinh tế phát triển, các mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên nghiệp cũng ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng. Tuy nhiên, là một đất nước nông nghiệp nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu TĂCN nên lâu nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nghịch lý này khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước thiếu ổn định, đẩy người chăn nuôi vào thế bị động, nhiều khi có làm mà không có lãi.

Nhu cầu về một nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ đầu của chuỗi thức ăn, ngày 5/2/2010, chính phủ đã ban hành nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tiếp đó, năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi quy định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thức ăn chăn nuôi (bao gồm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. QCVN 01-78:2011/BNNPTNT và sự kiểm soát bằng các hàng rào kỹ thuật của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập vào Việt Nam, tránh nhập ồ ạt các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chất lượng thấp. Và ngày 24/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?