ISO 9001-2015 và các phiên bản kế tiếp

ISO 9001-2015 và các phiên bản kế tiếp sẵn sàng cho 25 năm tiếp theo về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Tác giả: Nigel H. Croft, Chủ tịch tiểu ban ISO/TC 176/SC 2, Các hệ thống chất lượng

Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành vào năm 1987, cho tới nay tiêu chuẩn này được đánh giá là tiêu chuẩn phổ biến nhất.

Tới nay, sau 25 năm thành công, Ban kỹ thuật ISO/TC 176 – Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, Tiểu ban kỹ thuật SC2 – các hệ thống chất lượng, đang gấp rút đặt nền móng cho phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng.

Khi tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm cho sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 9000 – Các hệ thống quản lý chất lượng, ban kỹ thuật TC 176 sẽ xem xét và thảo luận tổng thể về sự kiện quan trọng này.
 
Gặt hái thành quả
 
Trước tiên, chúng ta xem lại những thành công đáng kể của các tiêu chuẩn này trong việc thúc đẩy quản lý chất lượng trên toàn thế giới, gồm:

- Liên tục là tiêu chuẩn được bán chạy nhất của tổ chức ISO;

- Thiết lập một nền tảng và ngôn ngữ chung cho các tổ chức có cùng mối quan tâm về chất lượng;

- Mang lại cho các tổ chức sự tin tưởng về khả năng cung cấp các sản phẩm phù hợp yêu cầu;

- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại thế giới.

Thứ hai, tiêu chuẩn ISO 9000 đã làm nền cho việc phát triển các hệ thống quản lý khác ví dụ như các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn, an ninh thông tin và năng lượng;

Đồng thời tiêu chuẩn ISO 9001:2008 - Các hệ thống quản lý chất lượng-Các yêu cầu và tiêu chuẩn ISO 9004:2009 - Quản lý thành công bền vững của một tổ chức-Cách tiếp cận quản lý chất lượng đã được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể như hàng không, viễn thông, giáo dục, hành chính công và y tế.

Để đảm bảo rằng tiêu chuẩn ISO 9000 tiếp tục cung cấp một nền tảng vững chắc về quản lý chất lượng cho 25 năm tới, chúng ta xem kế hoạch các công việc mà tiểu ban ISO/TC 176/SC 2 đang thực hiện.
 
Định hướng tương lai
 
Mong muốn của tiểu ban ISO/TC 176/SC 2 là các sản phẩm của họ (chủ yếu là ISO 9001 và ISO 9004) được “ghi nhận và tôn vinh trên toàn thế giới, và được sử dụng bởi các tổ chức như một phần không thể thiếu trong các sáng kiến phát triển bền vững của các tổ chức”.

Vai trò quan trọng này của các hệ thống quản lý chất lượng mặc dù được xem như là một yếu tố cơ bản của vấn đề tăng trưởng kinh tế trong chương trình nghị sự về sự phát triển bền vững nhưng thường bị bỏ qua do sự quan tâm trong những năm gần đây chủ yếu tập trung vào các yếu tố mang tính thời sự về sự toàn vẹn về môi trường và công bằng xã hội. 
Mặc dù tiêu chuẩn ISO 9001 đã và chắc chắn sẽ tiếp tục là tiêu chuẩn mà hầu hết các tổ chức đang tìm kiếm để áp dụng cho bất kỳ hệ thống quản lý chính thức nào, việc chứng nhận của bên thứ ba đối với ISO 9001 sẽ vẫn là một động lực chính giúp cho tổ chức quản lý tốt hơn hệ thống chất lượng của mình cho dù đó không phải là một yêu cầu bắt buộc.

Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn về tương lai, điều quan trọng là phải đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng phải được nhìn nhận không chỉ là việc chứng nhận ISO 9001 và điều này sẽ thực sự giúp cho các tổ chức đạt được thành công lâu dài. Việc này đồng nghĩa với việc phải thúc đẩy hệ thống quản lý chất lượng trên toàn thế giới và khuyến khích các tổ chức có cái nhìn xa hơn nữa trong việc tuân thủ các yêu cầu. Để đạt được điều này, cần tìm hiểu các tiêu chuẩn hỗ trợ liên quan cho việc áp dụng, ví dụ, ISO 9004 và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác.

Xem xét các nguyên tắc quản lý chất lượng

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 hiện tại đều dựa trên 8 nguyên tắc quản lý chất lượng. Những nguyên tắc này được xây dựng vào giữa những năm 1990 bởi một nhóm nhỏ các chuyên gia, những người đã quen thuộc với các lý thuyết và triết lý của “người đứng đầu” về chất lượng của thập kỷ trước.

Những nguyên tắc này cùng với cách diễn giải của nó về lợi ích từ việc áp dụng các tiêu chuẩn dựa trên các nguyên tắc quản lý chất lượng có thể tải miễn phí từ Website của ISO (Quality management principles).

Tiểu ban ISO/TC 176/SC 2 cùng với các đối tác của mình tại Tiểu ban SC1 – Các thuật ngữ và định nghĩa, gần đây đã tiến hành việc xem xét lại các nguyên tắc quản lý chất lượng. Từ việc xem xét này, kết quả cho thấy các nguyên tắc này vẫn là nền tảng cơ bản của việc áp dụng các tiêu chuẩn và chỉ cần có một vài điều chỉnh nhỏ cần thiết để cập nhật cho phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

Việc sửa đổi tiếp theo của ISO 9001

Kể từ khi công bố có một vài sửa đổi nhỏ đối với ISO 9001 vào năm 2008, Tiểu ban SC 2 đã và đang thực hiện việc nghiên cứu sâu rộng và chuẩn bị cho lần sửa đổi lớn tiếp theo (hiện đang dự báo vào năm 2015). Việc sửa đổi này có liên quan đến các hoạt động như:

• Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn cho Tiểu ban SC 2 và các sản phẩm của tiểu ban này;
• Thực hiện một số cuộc hội thảo mở trong suốt các cuộc họp tổng thể của Tiểu ban SC 2 bao gồm cả các nội dung liên quan đến các mối tác tác động qua lại với những người sử dụng tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004;

• Tham gia vào các công việc của Nhóm Điều phối Kỹ thuật Kết hợp ISO/TMB (Technical Management Board) nhằm tăng cường việc hài hòa các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO bằng cách xây dựng cấu trúc chung, các định nghĩa chung và một vài văn bản chung (hiện tại được xuất bản trong Phụ lục SL tại ISO Directives);

• Nghiên cứu các xu hướng mới nhất trong quản lý chất lượng, bao gồm cả việc phân tích các khái niệm mới mà có thể đang được xem xét để đưa vào các phiên bản tương lai của ISO 9001 và ISO 9004;

• Phân tích dữ liệu từ việc khảo sát trên mạng về những tổ chức đã, đang và sẽ áp dụng ISO 9001 và ISO 9004, cuộc khảo sát được thực hiện qua bằng 10 ngôn ngữ với tổng số 11.722 phản hồi từ 122 quốc gia.

Kết quả của các hoạt động này cùng việc việc xem xét lại một cách có hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 đã được hoàn thành vào tháng 3/2012 đã cho thấy mặc dù phiên bản hiện tại vẫn mang lại sự thỏa mãn đáng kể nhưng hầu hết mọi người vẫn mong chờ một phiên bản mới phù hợp.

Điều này giúp cho việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới phản ánh được những thay đổi trong môi trường và mang lại “sự tin tưởng của tổ chức về khả năng cung cấp ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu về pháp luật, chế định liên quan”.

Tại cuộc họp đầu tiên của ISO/TC 176/SC 2/WG 24 tại Bilbao, Tây Ban Nha vào tháng 6/2012, bản đề xuất sửa đổi ISO 9001 cùng với yêu cầu kỹ thuật cho dự thảo và kế hoạch của sửa đổi đã được xây dựng. Nhóm cũng xây dựng một dự thảo sơ bộ để xem xét sự tích hợp phiên bản hiện tại của ISO 9001 với văn bản chung từ Phụ lục SL của ISO Directives.

Các kết quả của cuộc họp đang được chuyển các tổ chức thành viên của SC2 để bỏ phiếu. Sau khi được thông qua, công việc soạn thảo cho phiên bản mới dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11/2012.

Theo yêu cầu kỹ thuật trong dự thảo, phiên bản tiêu chuẩn được sửa đổi bao gồm:

• Cung cấp một tập hợp các yêu cầu cơ bản, không thay đổi cho 10 năm tiếp theo hoặc lâu hơn nữa;

• Vẫn áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô của tổ chức và các lĩnh vực khác nhau;

• Vẫn hướng sự tập trung vào việc quản lý hiệu lực quá trình để mang lại các đầu ra như mong muốn;

• Cân nhắc các thay đổi trong thực hiện về hệ thống quản lý chất lượng và công nghệ kể từ khi phiên bản chính gần nhất năm 2000;

• Phản ánh các thay đổi trong môi trường ngày càng năng động, phức tạp và nhu cầu ngày càng cao;

• Áp dụng Phụ lục SL của ISO Directives để tăng cường khả năng tương thích và hài hòa với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác của ISO;

• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, đánh giá sự phù hợp một cách có hiệu lực bởi bên thứ nhất, thứ hai và thứ ba;

• Sử dụng ngôn ngữ, văn phong đã được đơn giản hóa nhằm dễ hiểu hiểu và diễn giải phù hợp đối với các yêu cầu.

Các mốc thời gian cho ISO 9001:2015

Mốc thời gian được đề xuất cho việc xây dựng ISO 9001:2015 được trình bầy trong Bảng 2. Trong khi mốc thời gian này được đánh giá là có thể thực hiện nhanh hơn thì tiểu ban ISO/TC 176/SC 2 vẫn đang lập một kế hoạch tiếp cận thận trọng và chắc chắn trong thời gian là 3 năm.
Mốc thời gian này có tính đến sự cần thiết cho việc đối thoại rộng rãi với các quan tâm tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn. Những bên quan tâm này bao gồm các tổ chức đến từ các lĩnh vực cụ thể khác nhau nhưng có các yêu cầu của riêng dựa chủ yếu vào tiêu chuẩn ISO 9001, các tổ chức có hệ thống được chứng nhận theo ISO 9001:2008, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức công nhận và các cơ quan lập pháp.

Dựa trên quan điểm của việc đánh giá các thay đổi đáng kể, ngay khi chuyển sang giai đoạn dự thảo của ban kỹ thuật, việc kiểm thẩm tra và xác nhận giá trị sử dụng đối với tiêu chuẩn mới sẽ được thực hiện bằng việc lấy ý kiến của các tổ chức tình nguyện đến từ các nơi khác nhau trên thế giới.
Theo ISO

 


Tag: Chứng nhận ISO 9001 | Chung nhan ISO 9001

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét