ISO Là Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa. (The International Organization for Standardization).
ISO 9001 là một tiêu chuẩn nêu ra các yêu cầu có tính bao quát đầy đủ các yếu tố đối với một hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 9001 ra đời lần đầu tiên năm 1987, tới nay đã qua các lần soát xét năm 1994, 2000 và 2008 và phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015.
Và, ISO 9001 được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng, được coi là tám nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới:
- Hướng đến khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của đội ngũ
- Cách tiếp cận theo quá trình
- Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Áp dụng tất cả các loại hình tổ chức, khôn phân biết quy mô hay ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Chứng nhận ISO 9001 là việc tổ chức đánh giá sự phù hợp (VietCert) đánh giá và xác nhận rằng tổ chức, cá nhân đó đảm bảo được các tiêu chí trong bộ hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001.
Giấy chứng nhận/chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực 03 năm, sau thời hạn 03 năm sẽ làm hồ sơ đánh giá chứng nhận lại. Trong thời gian chứng chỉ có hiệu lực; tổ chức cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành giám sát; đánh giá định kỳ hàng năm nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng luôn có hiệu lực.
Bước 1: Khảo sát đánh giá, xác định ban đầu
Bước 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
Bước 3: Xem xét đánh giá hệ thống và cấp giấy chứng chỉ
- Tạo được niềm tin và thiện cảm cho khách hàng. Để khách hàng có thể tin vào chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi những sản phẩm dịch vụ này được tạo ra bởi hề thống quản lý chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường tương đối khốc liệt.
- Cắt giảm được tối đa những chi phí vận hành không cần thiết khi xem xét; phân bổ lại nguồn lực cho những quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời thiết lập được mối tương tác, hỗ trợ giữa những quá trình đó. Để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất, cao nhất.
- Xây dựng niềm tin cho khác hàng, đối tác. Ngoài ra còn giúp cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, nhân viên.
- Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp; đạt chuẩn theo yêu cầu của luật pháp cũng như những quy định về an toàn.
- Giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý; toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp từ tài chính, kho bãi, sản xuất.
- Kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Nhờ việc dự báo hoặc điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp
- Giấy chứng chỉ ISO 9001 tương thích với các hệ thống quản lý khác như; HACCP về An toàn thực phẩm và ISO 14001 – Môi trường.
Giấy chứng nhận ISO 9001 của Quý đơn vị được công nhận của BOA và IAF.