Value Added Tax (VAT): Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT được khai sinh từ Pháp vào năm 1954 và đến nay đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tính đến nay đã có khoảng 150 quốc gia áp dụng loại thuế này.
Ở Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá IX, Luật thuế GTGT đã được Quốc hội thông qua vào ngày 10-5-1997 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01-01-1999.
Các nước áp dụng thuế GTGT có sự khác nhau trong việc thiết kế mức thuế suất và số lượng thuế suất trong đạo luật thuế GTGT. Một số nước thực hiện cơ cấu một mức thuế suất như : Đan Mạch, Nhật Bản, Singapore, Italia,… Trong khi đó, một số nước khác thực hiện cơ cấu nhiều thuế suất như: Bỉ, Colombia (6 mức thuế suất), Pháp (5 mức thuế suất), … (Tổng cục Thuế).
Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2012, qua thống kê mức thuế suất của 112 quốc gia, có tới 88 quốc gia có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó có 56 quốc gia có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 quốc gia phổ biến ở mức hơn 10%.
Mức thuế suất thuế GTGT đặc biệt cao ở các nước thuộc EU và Đông Âu như: Đan Mạch (25%), Bỉ (21%), Áo (20%), CH Séc (20%), Pháp (19,5%), Đức (19%), Hy Lạp (19%) , Chi-Lê (19%), Canada (12%-17%), … Song cũng có một số quốc gia có mức thuế suất GTGT thấp hơn như: Nhật Bản (5%), Singapore (7%), Thái Lan (7%), …
Hiện nay, xu hướng chung của các nước là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Tại EU: Trong 3 năm gần đây (2009 – 2011) có 13/27 quốc gia đã điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông thuế GTGT của mình. Và theo nghị quyết của Hội đồng châu Âu, các nước thành viên EU phải đảm bảo mức thuế GTGT tối thiểu là 15% cho đến ngày 31-1-2015
Tại châu Á: Chính sách thuế GTGT cũng đang được nhiều nước xem xét sửa đổi. T7.2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT lên 8% vào T4.2014 và sau đó lên 10% vào T10.2015; Thái Lan cũng đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT lên 10% vào ngày 1-10-2014),…
Cũng theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện có khoảng 54% số quốc gia áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số quốc gia áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với 2 mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn 2 mức.
Tuy nhiên, cũng có tới 23% số nước, bên cạnh mức thuế phổ thông còn quy định thêm mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ mà những người có thu nhập thấp thường phải dành một phần thu nhập lớn hơn cho việc tiêu dùng. Và danh mục hàng hoá cũng như việc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn mức thuế suất GTGT phổ thông tại mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt (Giáo dục, 30-5):
Việc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn mức thuế suất phổ thông tại một số quốc gia | |||
Quốc gia |
Mức thuế suất GTGT phổ thông |
Mức thuế suất GTGT thấp hơn |
Danh mục mặt hàng áp dụng |
Trung Quốc |
17% |
13% |
Thực phẩm, ngũ cốc, nước sạch, phân bón, thức ăn gia súc, … |
Nga |
18% |
10% |
Thực phẩm thiết yếu; một số sản phẩm dành cho trẻ em và sản phẩm y tế; … |
Anh |
20% |
5% |
Ghế ngồi cho trẻ em trong ô tô; sản phẩm cai thuốc lá; … |
Đức |
19% |
7% |
Thực phẩm, cây trồng và vật nuôi; sách giáo khoa và báo; sản phẩm nghệ thuật và sưu tầm; phí tham quan vào các di sản văn hoá; … |
Tags: Chứng nhận ISO 9001 | Chứng nhận ISO 14001 | Chứng nhận ISO 22000 | Chứng nhận HACCP
VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, hiệu chuẩn, kiểm tra nhà nước hàng nhập khẩu, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận sản phẩm hợp quy, chứng nhận các hệ thống quản lý ISO, chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ đào tạo chuyển gia đánh giá sản phẩm, chuyên giá đánh giá các hệ thống quản lý ISO, và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.