Các hình thức quản lý đối với thực phẩm tiêu dùng

1. Đăng ký chất lượng hàng hóa (là sản phẩm cuối cùng)

 

2. Kiểm tra, kiểm nghiệm (thanh tra chuyên ngành) định kỳ hoặc đột xuất tại cơ sở và trên thị trường đối với sản phẩm cuối cùng. 

Nội dung cụ thể gồm:

a) An toàn vệ sinh (không gây nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn quá liều tối đa cho phép)

b) An toàn về dinh dưỡng (phù hợp lứa tuổi, thể trạng, bệnh lý, nghề nghiệp)

c) An toàn về chất lượng chủ yếu (không gian dối hoặc làm kém hơn so với mức công bố)

d) An toàn về ghi nhãn (đúng, đủ theo quy định của pháp luật)

e) An toàn về bao bì (độ bền, kín, khả năng thôi nghiễm sang thực phẩm)

g) An toàn về quảng cáo (không gây hiểu nhầm dẫn đến thiệt hại về vật chất hoặc tổn thất đến sức khỏe người tiêu dùng).

 

3) Kiểm tra, giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh tại cơ sở, gồm các nội dung sau:

a) Vệ sinh cá nhân;

b) Vệ sinh môi trường tại cơ sở thực phẩm;

c) Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch;

d) Vệ sinh thiết bị (ống dẫn, thùng đựng nguyên liệu và bán thành phẩm, máy xay, nghiền,...) và dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa thìa đã tiếp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín);

e) Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa, thìa, cốc phải được rửa sạch;

g) An toàn về côn trùng và động vật gặp nhấm;

h) Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiểm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ);

i) Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm loại trừ các bệnh lây lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiểm (lao, tả, thương hàn, lỵ,...);

k) Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm (nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến, bảo quản thực phẩm).

 

Tags: Chứng nhận hợp quy thực phẩm | Chung nhan hop quy thuc pham | Chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm | Chung nhan phu hop quy dinh an toan thuc pham

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?