Thủ tục kiểm soát sử dụng logo, dấu chứng nhận

1. Mục đích:

Tài liệu này quy định cách thức sử dụng logo và dấu chứng nhận đối với các tổ chức được chứng nhận.

2. Phạm vi ứng dụng:

Thủ tục này áp dụng đối với Vietcert và tất cả các khách hàng được Vietcert chứng nhận.

3. Tài liệu viện dẫn:

Sổ tay chất lượng.

Quyết định số 24/2007/QĐ-KHCN ngày 28/09/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chúng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

TCVN 7457:2004 (ISO/IEC Guide 65:1996) – Yêu cầu chung đối với các Tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm.

ISO/IEC 17021:2011 – Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý.

4. Định nghĩa và từ viết tắt:

·        Dấu chứng nhận: là dấu hiệu của tổ chức chứng nhận cấp cho tổ chức được đánh giá đã được chứng nhận của tổ chức đó.

·        Biểu tượng của tổ chức chứng nhận: là biểu tượng để giúp cho việc nhận biết tổ chức đó.

5. Nội dung:

5.1. Yêu cầu chung:

·        Việc sử dụng biểu tượng của tổ chức chứng nhận và dấu chứng nhận sẽ thể hiện uy tín và năng lực của tổ chức chứng nhận và là bằng chứng khách quan thể hiện tổ chức được đánh giá đã được chứng nhận phù hợp.

·        Việc sử dụng dấu chứng nhận là không bắt buộc đối với các tổ chức được chứng nhận. Các tổ chức này được sử dụng dấu chứng nhận trong phạm vi được chứng nhận.

5.2. Quản lý sử dụng logo và dấu chứng nhận:

a)    Dấu chứng nhận có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

·        Trực tiếp  trên  sản  phẩm  hoặc bao bì  của sản  phẩm thuộc phạm  vi  chứng nhận; 

·        Trong các tiếp đầu thư, công văn giao dịch, tài liệu kỹ thuật, tài liệu đào tạo, tài liệu quảng cáo, name-card, các chứng từ và các tài liệu tiếp thị;

·        Trong các chương trình quảng cáo, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo chí...;

·        Trên các phương tiện giao thông, vận tải, các bảng quảng cáo công cộng,...  

 

b)    Dấu chứng nhận không được sử dụng trong các trường hợp sau:

·        Gây  hiểu nhầm là Vietcert đã chứng nhận hay công nhận tính pháp lý cho nhãn hiệu thương mại của sản phẩm hay bất cứ một cách hiểu nhầm nào khác;

·        Gây hiểu lầm rằng Vietcert đã chứng nhận chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm do Cơ sở sản xuất, gia công, bao gói;

·        Hết hiệu lực chứng nhận hoặc không tuân thủ các yêu cầu về chứng nhận.

 

c)    Chú ý khi sử dụng:

·        Dấu chứng nhận có thể được in đúng theo màu như miêu tả cụ thể/dùng màu đen/chạm khắc không màu trên sản phẩm một cách thích hợp kèm theo tên và phiên bản của tiêu chuẩn/quy chuẩn chứng nhận;

·        Dấu chứng nhận có thể phóng to hoặc thu nhỏ một cách đồng nhất, tuy nhiên phải đủ lớn để phần chữ có thể đọc được rõ ràng.

·        Dấu chứng nhận không được chuyển nhượng.

 

d)    Xử lý vi phạm:

·        Bất kỳ tổ chức nào sử dụng logo hoặc dấu chứng nhận của Vietcert một cách bất hợp pháp đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

·        Tùy theo mức độ vi phạm sử dụng logo và dẫu chứng nhận thì Vietcert sẽ nhắc nhở, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc công nhận và thu hồi dấu công nhận đã cấp.

·<span "times="" times"="" "="" new="New" roman""="roman" ""="">        Trường hợp bị hủy bỏ chứng nhận và bị thu hồi dấu công nhận, các tổ chức được công nhận được tiếp tục sử dụng dấu chứng nhận trên các văn bản trên các tài liệu quảng cáo hay trên internet, website…

·        Vietcert thông báo việc hủy bỏ chứng nhận hoặc thu hồi dấu chứng nhận cho các tổ chức được chứng nhận vi phạm quy định trên và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?