Công nhận
Công nhận là quy trình được chấp nhận quốc tế để thừa nhận năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, các tổ chức chứng nhận sản phẩm, các tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng và các tổ chức giám định. Chương trình công nhận hạn chế tối đa việc thử nghiệm và chứng nhận lại, giảm chi phí và loại bỏ các rào cản phi quan thuế trong thương mại và cản trở tiếp cận thị trường
Hiệu chuẩn
Hiệu chuẩn là một quá trình kiểm tra xác định một phương tiện đo trong phạm vi độ chính xác quy định. Hoạt động này thường kèm theo so sánh chính thức với một chuẩn đo lường được nối chuẩn tới chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế
Chứng nhận
Dựa trên các kết quả của phòng thử nghiệm hoặc tổ chức được công nhận và các thông số kỹ thuật trong tiêu chuẩn tài liệu, chứng nhận là hoạt động nhằm đảm bảo sự phù hợp của các sản phẩm, dịch vụ, v.v bằng việc đánh giá kỹ thuật bao gồm việc kết hợp một cách thích hợp các hoạt động đã được quy định.
Đánh giá sự phù hợp
Thủ tục đánh giá sự phù hợp là các hoạt động kỹ thuật như thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận và công nhận nhằm xác định rằng các sản phẩm hoặc quá trình đáp ứng các yêu cầu được quy định trong quy chuẩn và tiêu chuẩn
Giám định
Giám định là hình thức đơn giản nhất, là việc kiểm tra số lượng và/hoặc trọng lượng của hàng hoá kinh doanh, hoặc nếu xảy ra ở biên giới, việc kiểm tra có thể bao gồm việc kiểm tra các tài liệu xuất/nhập khẩu với kiểm tra thực tế lô chuyến hàng trên cơ sở đánh giá nghiệp vụ
Đo lường pháp quyền
Toàn bộ các quy trình, thủ tục lập pháp, hành chính và kỹ thuật được xây dựng hoặc dẫn chiếu tới các cơ quan công quyền, và thực hiện nhân danh họ nhằm xác định và đảm bảo, theo hợp đồng hoặc theo phương thức quản lý, chất lượng thích hợp và độ tin cậy của các phép đo liên quan tới việc kiểm soát chính thức, thương mại, sức khoẻ, an toàn và môi trường
Đo lường
Đo lường là khoa học về các phép đo. Không một thử nghiệm nào có thể tiến hành trừ khi các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan có thể được đo theo cách mà có thể so sánh chúng với các chuẩn vật lý hay hoá chất được biết rõ giá trị. Vì vậy, các phương pháp phù hợp đo các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ là nền tảng cho quá trình đánh giá chất lượng
Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau
Thoả thuận
thừa nhận lẫn nhau (MRA hoặc MLA) là các hiệp định chính thức giữa các bên theo
đó các bên đồng ý thừa nhận các kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận hoặc
công nhận của nhau.
MRA là một bước quan trọng tiến tới việc cắt giảm đánh giá sự phù hợp trùng lặp nhiều lần mà các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống, quá trình và nguyên liệu cần phải thực hiện, đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
Viện đo lường quốc gia
Viện đo lường quốc gia (NMI) là một viện được thành lập bằng quyết định quốc gia để thiết lập và duy trì các chuẩn đo lường quốc gia cho một hoặc nhiều đại lượng đo
Chứng nhận sản phẩm
Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sản phẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm giám sát, trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
Những ví dụ được biết đến nhiều nhất là chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng ISO 9000 và ISO 14000. Hiện có hơn 560 000 tổ chức trên toàn thế giới được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9000 và/ hoặc ISO 14000
Tiêu chuẩn (tài liệu)
Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật miêu tả các đặc trưng quan trọng của một sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống, và các yêu cầu chính mà đối tượng đó phải đáp ứng. Việc tuân thủ theo tiêu chuẩn là tự nguyện
Chuẩn (đo lường)
Là một phương tiện, chất chuẩn hoặc hệ thống đo lường được dùng để xác định hoăc tái tạo một hoặc nhiều giá trị của đại lượng đo để sử dụng làm chuẩn
Hiệp định TBT
Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO – một số trường hợp được viện dẫn là Quy chế Tiêu chuẩn – nhằm mục tiêu giảm những cản trở trong thương mại do có sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp của các quốc gia
Rào cản kỹ thuật trong thương mại
Rào cản kỹ thuật trong thương mại là các rào cản phi thuế quan được hình thành từ việc xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp khác nhau
Quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật là một tài liệu được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đó quy định các đặc tính của sản phẩm, phương thức sản xuất, bao gồm các quy định về quản lý, việc tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc
Thử nghiệm
Trước khi đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường thì sản phẩm hay dịch vụ đó, cần được thử nghiệm nhằm đảm bảo sự tuân thủ với các chỉ tiêu kỹ thuật có trong tiêu chuẩn tài liệu quy định về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đó
Tính liên kết của phép đo
Kết quả của một phép đo hoặc giá trị của một tiêu chuẩn có liên quan tới các chuẩn xác định, thường là chuẩn đo lường quốc gia hay chuẩn đo lường quốc tế thông qua một chuỗi so sánh liên tục; tất cả đều có độ không chính xác đo xác định.
VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, hiệu chuẩn, kiểm tra nhà nước hàng nhập khẩu, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận sản phẩm hợp quy, chứng nhận các hệ thống quản lý ISO, chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ đào tạo chuyển gia đánh giá sản phẩm, chuyên giá đánh giá các hệ thống quản lý ISO, và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.