Chứng nhận
Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn
bản rằng một sản phẩm (kể cả dịch vụ), quá trình, con người, tổ chức hoặc dịch
vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
Chứng nhận sản phẩm. Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng
nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh
giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám
sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu
lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sản
phẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm trong quá trình giám sát,
trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn
được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Một ví dụ rõ nhất về chứng nhận là đã có hơn 897.866 tổ chức tại 170 quốc gia được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001. Cần phải lưu ý rằng bản thân ISO không tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các hệ thống quản lý chất lượng, không cấp chứng chỉ sự phù hợp với tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn khác. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành độc lập với ISO bởi hơn 800 tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đăng ký hoạt động quốc tế.
Công nhận
Công nhận là quy trình theo đó một tổ chức thẩm quyền công
nhận chính thức một tổ chức hoặc cá nhân có năng lực tiến hành những công việc
cụ thể.
Tiêu chuẩn về Đánh giá sự phù hợp ISO/IEC 17000 – Từ vựng và
các nguyên tắc chung, định nghĩa công nhận là: “ sự xác nhận của bên thứ ba đối
với một tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ năng lực để tiến hành các hoạt động
đánh giá sự phù hợp cụ thể”.
Công nhận được tiến hành đối với các phòng thử nghiệm và hiệu
chuẩn, các tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận sản phẩm và tổ chức chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng. Tại một số quốc gia, công nhận là một yêu cầu pháp
lý bắt buộc đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17011, quy định các yêu cầu chung đối với các tổ chức công nhận khi công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Thử nghiệm
Thử nghiệm là một phương thức đánh giá sự phù hợp phổ biến nhất. Nó có thể bao gồm các hoạt động như đo lường và hiệu chuẩn. Nó là kỹ thuật chính sử dụng trong chứng nhận sản phẩm.
Giám định
Với sự tăng trưởng của thương mại thế giới và thuận lợi hoá
thương mại – cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ sản xuất và phân phối mới
- đã hình thành hàng trăm tổ chức giám định quốc gia và đa quốc gia của bên thứ
ba.
Các tổ chức giám định kiểm tra một phạm vi rộng lớn các sản
phẩm, nguyên liệu, quá trình, quy trình làm việc, dịch vụ trong lĩnh vực tư
cũng như công; mục đích chung là nhằm giảm rủi ro cho người mua, người sở hữu,
người sử dụng hoặc người tiêu dùng của những đối tượng đã được giám định.
Các yêu cầu chung để vận hành các dạng tổ chức giám định
khác nhau được nêu trong tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998 – Tiêu chí chung
về hoạt động của các tổ chức tiến hành giám định.
Lưu ý: Mặc dù đo lường thông thường không được xem là hoạt động
đánh giá sự phù hợp, tuy nhiên chúng ta không thể đánh giá sự phù hợp nếu thiếu
đo lường. Chúng ta không thể có công nhận phòng thử nghiệm, thử nghiệm, chứng
nhận sản phẩm, v.v.
Công nhận là hoạt động đánh giá sự phù hợp và là hệ thống được chấp nhận quốc tế để thừa nhận năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, các tổ chức chứng nhận sản phẩm, các tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng và các tổ chức giám định. Công nhận tạo ra sự đảm bảo chất lượng của dữ liệu thử nghiệm và cung cấp nguyên tắc, ý thức chuyên nghiệp được quốc tế chấp nhận. Nó làm giảm thiểu sự trùng lặp trong tái thử nghiệm, tái chứng nhận làm giảm chi phí và loại bỏ những rào cản phi thuế quan trong thương mại và trì hoãn tiếp cận thị trường.
VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, hiệu chuẩn, kiểm tra nhà nước hàng nhập khẩu, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận sản phẩm hợp quy, chứng nhận các hệ thống quản lý ISO, chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ đào tạo chuyển gia đánh giá sản phẩm, chuyên giá đánh giá các hệ thống quản lý ISO, và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.