Từ vựng về Đo lường

Đo lường cơ bản không có định nghĩa quốc tế, nhưng nó nhấn mạnh tầm quan trọng của mức chính xác cao nhất trong lĩnh vực quy định. Vì vậy, đo lường cơ bản có thể được miêu tả là đo lường khoa học, được hỗ trợ bởi các phần đo lường pháp quyền và đo lường công nghiệp, nơi yêu cầu năng lực khoa học.

 

1.    Truyền chuẩn đo lường

Chuỗi truyền chuẩn là một chuỗi hiệu chuẩn không đứt đoạn, tất cả đều thể hiện độ không đảm bảo đo. Điều này đảm bảo rằng kết quả của một phép đo hoặc giá trị của chuẩn đo lường được liên kết tới chuẩn có độ chính xác cao hơn, kết thúc ở cấp cuối cùng với một chuẩn gốc hoặc hiện thực hóa định nghĩa một đơn vị đo.

 

2.    Hiệu chuẩn

Công cụ cơ bản nhằm đảm bảo tính liên kết của một phép đo là hiệu chuẩn phương tiện đo. Hiệu chuẩn liên quan tới xác định các đặc tính đo lường của một phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp với những chuẩn đã biết. Một chứng chỉ hiệu chuẩn hay kết quả thử nghiệm được cấp và (trong hầu hết các trường hợp) được gắn tem. Trên cơ sở thông tin này, người sử dụng có thể quyết định liệu phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.

 

Tầm quan trọng của phương tiện đo được hiệu chuẩn

a.    Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác

b.    Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo

c.    Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo

 

Bằng việc hiệu chuẩn một phương tiện đo, có thể đạt được những mục tiêu sau:

a.    Kết quả hiệu chuẩn cho phép chuyển giá trị của phép đo thành các chỉ số hoặc quyết định các nội dung điều chỉnh đối với các chỉ số

b.    Hiệu chuẩn cũng có thể xác định các đặc tính đo lường khác như ảnh hưởng của các đại lượng đo quan trọng

c.    Kết quả hiệu chuẩn có thể được lưu trong hồ sơ, đôi khi được gọi là chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc báo cáo hiệu chuẩn

 

3.    Chuẩn đo lường

Chuẩn đo lường hoặc mẫu đo lường là một phép đo vật chất, phương tiện đo, chất chuẩn hoặc hệ đo lường được dùng để xác định, thực hiện, bảo quản hoặc tái sản xuất một đơn vị đo hoặc một hay nhiều giá trị của một đại lượng đo để sử dụng như một chuẩn.

Viện Đo lường Quốc gia xây dựng, duy trì và phổ biến các chuẩn đo lường quốc gia ở cấp độ cao nhất phù hợp với nhu cầu quốc gia, và phát triển, chuyển giao công nghệ đo lường mới tới những người sử dụng trong nước và các cơ quan thẩm quyền nhà nước chịu trách nhiệm giám sát thực thi pháp luật liên quan tới đo lường và triển khai chúng trong thương mại hàng ngày.

 

4.    Chuẩn gốc

Là chuẩn được thiết kế hoặc được thừa nhận rộng rãi, có các đại lượng đo lường cao nhất và các giá trị của nó được chấp nhận mà không cần viện dẫn tới những chuẩn khác có cùng đại lượng đo.

 

5.    Chuẩn thứ

Là chuẩn mà giá trị của nó được xác định bằng cách so sánh với chuẩn gốc có cùng đại lượng đo

 

6.    Chuẩn chính

Thông thường là chuẩn có giá trị đại lượng đo lường cao nhất sẵn có trong một địa phương nhất định, dẫn xuất các phép đo được thực hiện tại khu vực đó.

 

7.    Chuẩn công tác

Là chuẩn được sử dụng thường xuyên để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra các phép đo vật chất, phương tiện đo hoặc chất chuẩn

 

8.    Chuẩn truyền

Là chuẩn được sử dụng làm trung gian để so sánh các chuẩn

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?