Khảo nghiệm và chứng nhận hợp quy phân bón

Về nội dung của chứng nhận hợp quy phân bón, chúng tôi đã đề cập trong một bài viết khác. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ trình bày về quy trình khảo nghiệm phân bón và làm rõ những khác biệt trong việc khảo nghiệm và chứng nhận hợp quy phân bón. 

1. Khảo nghiệm phân bón là gì

 

 

 

Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

 

 

 

 

2.  Vì sao phải khảo nghiệm phân bón?

 

 

 

Đối với mỗi loại cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Vì vậy, việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.

 

 

 

Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.

 

 

 

Hơn nữa, phân bón là một trong những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nếu phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

 

 

Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới để sản xuất và kinh doanh trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.

 

 

 

 

3.  Khảo nghiệm và chứng nhận hợp quy phân bón khác nhau như thế nào?

 

 

 

Trước hết cần phải khẳng định rằng đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Việc khảo nghiệm chỉ được tiến hành đối với các sản phẩm phân bón mới chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”. Nhà sản xuất phải tiến hành khảo nghiệm phân bón vì những lý do đã nêu ở trên. Sau khi tiến hành khảo nghiệm thành công, sản phẩm phân bón mới sẽ được công nhận và đưa vào Danh mục phân bón. Việc khảo nghiệm phân bón được tiến hành theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.

 

 

 

Còn đối với việc chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón chỉ được tiến hành đối với các sản phẩm phân bón đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận và đưa vào Danh mục phân bón. Việc chứng nhận hợp quy phân bón được thực hiện theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón. Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón là công việc bắt buộc đối với các nhà sản xuất phân bón nằm trong Danh mục quy định. Điều này góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc tạo ra các sản phẩm phân bón phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng quy định cũng như cơ hội cạnh tranh lớn cho nhà sản xuất trong bối cảnh phân giả, phân nhái, phân kém chất lượng… đang tràn lan trên thị trường.

 

 

 

 

4.  Những loại phân bón nào cần phải khảo nghiệm?

 

 

 

Theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT, các loại phân bón cần phải khảo nghiệm bao gồm Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, chất giữ ẩm trong phân bón, chất cải tạo đất chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

 

 

 

 

5.  Một số thủ tục khảo nghiệm phân bón?

 

 

 

a)     Đối với phân bón nhập khẩu, hồ sơ gồm:

 

 

 

-         Đơn đăng ký khảo nghiệm;

 

 

 

-         Đơn đăng ký nhập khẩu;

 

 

 

-         Tờ khai kỹ thuật;

 

 

 

-         Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm do Cục trồng trọt chỉ định;

 

 

 

-         Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;

 

 

 

-         Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;

 

 

 

-         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)

 

 

 

b)    Đối với phân bón sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:

 

 

 

-         Đơn đăng ký khảo nghiệm;

 

 

 

-         Đơn đăng ký sản xuất phân bón để khảo nghiệm;

 

 

 

-         Tờ khai kỹ thuật;

 

 

 

-         Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm;

 

 

 

-         Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;

 

 

 

-         Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệm về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;

 

 

 

-         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Tag: Khảo nghiệm phân bón | Khao nghiem phan bon

ThS. Cẩm Hà 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?