VietCert tổ chức khóa đào tạo quy trình chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Sơn La

Bản tin đào tạo
Bản tin đào tạo

Bản tin đào tạo

Trung tâm khuyến nông quốc gia thuộc Bộ NN&PTNT đưa tin: VietCert được Ban quản lý dự án Qseap tỉnh Sơn La mời đào tạo khóa tập huấn quy trình chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại đây.

Ban quản lý dự án: "Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học" tỉnh Sơn La từ ngày 25-29/6/2013 đã mời Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp VietCert tổ chức khóa tập huấn về Quy trình chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP cho hơn 40 học viên là các cán bộ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, gồm: Phòng Trồng trọt - Chăn nuôi; Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản; Trung tâm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp &PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật và Trạm quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản của 05 huyện: Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên và Bắc Yên.

 

Mục đích của khóa đào tạo nhằm giúp cho các học viên nắm vững các nội dung:

- Nắm được những kiến thức cơ bản, có hệ thống về thực hành sản xuất tốt (trong chuỗi sản xuất cung ứng chè búp tươi);

- Kỹ năng tập huấn, hướng dẫn thực hành sản xuất tốt cho cơ sở trồng trọt;
- Kỹ năng triển triển khai hoạt động tư vấn trồng chè theo quy định của VietGAP.

 

Sau khóa đào tạo các học viên phải đáp ứng được các yêu cầu:

 

- Học viên có khả năng phát triển những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia tư vấn có chất lượng về VietGAP để triển khai tại các mô hình thí điểm;
- Học viên biết cách giám sát việc thực hiện VietGAP tại các mô hình thí điểm; 
- Học viên có khả năng triển khai nhân rộng mô hình áp dụng VietGAP tại địa phương.

 

 

Chương trình đào tạo trong 05 ngày:

 

Ngày thứ nhất, gồm các nội dung: Giới thiệu mục đích, yêu cầu và chương trình khóa đào tạo; Các văn bản liên quan đến VietGAP trồng trọt; Cấu trúc, phạm vi điều chỉnh của VietGAP; Các nguyên tắc trong VietGAP trồng trọt; Các mối nguy ATTP trong sản xuất chè búp tươi; Đánh giá và lựa chọn vùng sx; Giống và gốc ghép; Quản lý đất; Phân bón và chất bón bổ sung; Nước tưới; Thuốc BVTV và hoá chất.

 

 

Ngày thứ hai, gồm các nội dung: Thu hoạch, Đóng gói, Bốc xếp và Bảo quản rau tươi tại khu vực sản xuất; Quản lý và xử lý chất thải; Người lao động; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; Kiểm tra nội bộ; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Hướng dẫn lấy mẫu; Bài tập tình huống - thảo luận.

 

 

 

 

Ngày thứ ba, gồm các nội dung: Tổng quan về đánh giá nội bộ; Các khái niệm, nguyên tắc đánh giá; Vai trò và trách nhiệm của các bên trong hoạt động đánh giá; Chương trình đánh giá; Kỹ thuật đánh giá; Kỹ năng viết báo cáo đánh giá; Tình huống và Thảo luận.

 

 

Ngày thứ tư, thứ năm, gồm các nội dung: Thực tập tại cơ sở trồng trọt; Trình bày kết quả thực tập; Một số nội dung chính trong tư vấn nhà sản xuất áp dụng VietGAP; Kế hoạch triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật; Làm bài kiểm tra; Tổng kết.

 

 

Với phương pháp dạy và học tích cực, học lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận và thăm quan thực hành tại hiện trường, nên học viên nắm khá vững nội dung kiến thức đã được giảng viên truyền đạt.

 

Hy vọng sau khóa tập huấn trở về đơn vị, địa phương công tác, học viên sẽ là những nhân tố tích cực góp phần đẩy mạnh thực hiện công tác an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chè an toàn của tỉnh Sơn La, cũng như thực hiện công tác chứng nhận sản phẩm Nông nghiệp an toàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh nhà.

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?