ISO 9000

 

I- Giới thiệu về ISO 9000

 

-      ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Standard Organization) xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng được Quốc tế thừa nhận để giúp các tổ chức thuộc mọi loại hình và qui mô áp dụng và vận hành có hiệu quả .

 

-      Chứng nhận ISO 9000 là chứng nhận cho hệ thống quản lý của tổ chức, không phải là chứng nhận cho sản phẩm.

 

-      Theo quy định của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế thì tất cả các tiêu chuẩn cần phải được hội đồng kỹ thuật TC/TS xem xét lại tối thiểu 5 năm một lần để rà soát lại mức độ phù hợp của tiêu chuẩn với thực tế hiện tại và xu hướng trong tương lai. Việc xem xét có thể đưa đến quyết định không thay đổi, sửa đổi hay hủy bỏ tiêu chuẩn.

 

 

 

II- Lịch sử phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9000

 

 

  1. Phiên bản đầu tiên của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ra đời năm 1987.
  2. Bản soát xét lần 1 vào năm 1994 của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn:

-      ISO 8420: Thuật ngữ và định nghĩa.

-      ISO 9000: Hướng dẫn việc lựa chọn và sử dụng bộ tiêu chuẩn.

-      ISO 9004: Các yếu tố của hệ thống chất lượng và quản lý chất lượng.

-      ISO 9001: Mô hình cho đảm bảo chất lượng - Thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

-      ISO 9002: Mô hình cho đảm bảo chất lượng - Phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

-      ISO 9003: Mô hình cho đảm bảo chất lượng – Trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.

  1. Bản soát xét lần 2 vào năm 2000 của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn:

-      ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.

-      ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu (Tiêu chuẩn dùng để đánh giá).

-      ISO 9004: Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến.

  1. Hiện nay Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đang tiến hành soát xét lần 3 và đã thay đổi lại tiêu chuẩn ISO 9000:2000 thành ISO 9000:2005 và tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thành ISO 9001:2008.
  2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000 và 2008 cùng được xây dựng và ban hành dựa trên 8 nguyên tắc, giúp tổ chức khi áp dụng có thể quản lý các hoạt động của mình về mặt chất lượng bao gồm:

-      Quản lý chung.

-      Trách nhiệm của lãnh đạo.

-      Quản lý nguồn lực.

-      Các quá trình tạo sản phẩm.

-      Các quá trình đo lường, phân tích và cải tiến.

 

 

III- Tám nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng

 

 

-      Hướng vào khách hàng.

 

-      Sự lãnh đạo.

 

-      Sự tham gia của mọi người.

 

-      Cách tiếp cận theo quá trình.

 

-      Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý.

 

-      Cải tiến liên tục.

 

-      Quyết định dựa trên sự kiện.

 

-      Quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng.

 

 

 

IV- Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001:2008 – Các yêu cầu

 

 

  1. Phạm vi.

  2. Tiêu chuẩn trích dẫn.

  3. Thuật ngữ và định nghĩa.

  4. Hệ thống quản lý chất lượng.

  5. Trách nhiệm của lãnh đạo.

  6. Quản lý nguồn lực.

  7. Tạo sản phẩm.

  8. Đo lường, phân tích và cải tiến. 

 

V- Lợi ích của việc áp dụng và được chứng nhận phù hợp ISO 9000

 

 

  1. Về mặt đối ngoại:

 

-      Tạo niềm tin cho khách hàng.

 

-      Nâng cao uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

-      Nâng tầm của Doanh nghiệp trên thị trường.

 

-      Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường mà việc đối tác được chứng nhận theo ISO 9000 là một yếu tố bắt buộc.

 

-      Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu.

 

-      Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 

-      Đáp ứng qui định của Nhà nước trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng

 

 

  1. Về mặt đối nội:

 

-      Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và tiết kiệm chi phí.

 

-      Giảm tối đa các khiếu nại của khách hàng.

 

-      Cung cấp một nền tảng tốt cho sự hiểu biết về Chất lượng cho tổ chức.

 

-      Tạo được dòng thông tin xuyên suốt trong toàn bộ tổ chức.

 

-      Các phòng ban - bộ phận trong tồ chức sẽ có tiếng nói chung về Chất lượng và phương thức vận hành.

 

-      Tăng cường tính tự giác - kỷ luật.

 

-      Hoá giải sự cạnh tranh – công kích.

 

-      Nâng cao uy tín của lãnh đạo và tạo được mối quan hệ chặt chẽ, thân thiện giữa các cấp.

 

-      Có hệ thống tài liệu bài bản, khoa học.

 

-      Tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định.

 

-      Kiểm soát được các rủi ro – sai hỏng lặp lại.

 

-      Giảm thiểu các chi phí sửa chữa.

 

-      Mọi thành viên trong tổ chức hiểu về các yêu cầu của khách hàng, của công ty và luật định.

 

 

 

Chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ liên tục phân tích và cải tiến các quá trình chủ yếu.

 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?