Hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

1. Yêu cầu  và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
1.1. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở
1.1.1. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
1.1.2. Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
1.2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.


2. Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
2.1. Loại tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:  
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường.
Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.
2.2. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.


3. Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
3.1. Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
3.2. Công bố  TCCS
Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở.
3.3. Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở
3.3.1. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.
3.3.2. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Mục lục;
- Phần thông tin mở đầu;
- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần thông tin bổ sung.
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.
3.3.4. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
3.4. Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.

Tag:Chứng nhận HACCP|Chung nhan HACCP|HACCP|Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn|Chứng nhận ISO 22000|Chung nhan ISO 22000|Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm|Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm|ISO 22000|Chứng nhận ISO 14001|Chứng nhận ISO 14000|Chung nhan ISO 14001|Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường|Hệ thống quản lý môi trường|ISO 14001|Chứng nhận hợp chuẩn|Chứng nhận ISO 9001|Chung nhan ISO 9001|Chứng nhận ISO 9000|Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng|Hệ thống quản lý chất lượng|ISO 9001|Chứng nhận VietGAP|Chứng nhận VietGAP chăn nuôi|Chứng nhận VietGAP trồng trọt|Chứng nhận hợp quy|Chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật|Chứng nhận thực phẩm|Chứng nhận hợp quy thực phẩm|Chứng nhận hợp quy phân bón|Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?