Đánh giá sự phù hợp và thuận lợi hoá thương mại

Hài hoà các thủ tục đánh giá sự phù hợp toàn thế giới có những lợi ích to lớn trong thương mại quốc tế nói chung. Hiệp định giữa các quốc gia hoặc khu vực về chấp nhận lẫn nhau các yêu cầu, phương pháp đánh giá, các kết quả thử nghiệm hoặc giám định, v.v. có thể giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Đây là những thủ tục hoặc yêu cầu liên quan tới nhập khẩu và tiếp cận thị trường khác nhau giữa các quốc gia và có thể ngăn chặn hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào một quốc gia.

 

Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức thương mại thế giới được thiết lập để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Tổ chức Thương mại Thế giới đã thừa nhận rào cản kỹ thuật trong thương mại là một trong những trở ngại chính trong tự do lưu thông của hàng hoá và dịch vụ.

 

Hiệp định TBT thúc đẩy sự thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau như là một biện pháp giảm rào cản trong thương mại. Hiệp định nhấn mạnh rằng sự tin tưởng thường xuyên vào độ chính xác của các kết quả đánh giá sự phù hợp là điều kiện tiên quyết cho việc thừa nhận các đánh giá đó.

 

Hiệp định quy định rằng sự tuân thủ trong hoạt động của các tổ chức công nhận, thử nghiệm, giám định và chứng nhận với các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn quốc tế được xem là một biểu hiện đạt được năng lực kỹ thuật thích hợp. Nhiều tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan là ấn phẩm của ISO/IEC được biên soạn bởi CASCO, Ban kỹ thuật của ISO về đánh giá sự phù hợp.

 

ISO và WTO làm việc mật thiết với nhau để đảm bảo rằng những lợi ích trên được thực hiện. WTO đã thừa nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế về đánh giá sự phù hợp do CASCO xây dựng nhằm loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại và thuận lợi hoá tự do lưu thông của hàng hoá và dịch vụ.

 

Một ví dụ thực tiễn về thuận lợi hoá thương mại là một quốc gia xuất khẩu bơ sang một quốc gia khác, kèm theo sản phẩm là một báo cáo thử nghiệm về những chỉ tiêu kỹ thuật, hàm lượng chất béo, để quốc gia nhập khẩu phân loại bơ theo quy chuẩn kỹ thuật của mình về hàm lượng chất béo. Quốc gia nhập khẩu có thể chấp nhận bản báo cáo thử nghiệm mà đánh giá lại vì dựa vào mức độ tin tưởng về thủ tục đánh giá sự phù hợp đã được sử dụng tại quốc gia xuất khẩu. Ngược lại, nếu quốc gia nhập khẩu không tin tưởng thì sẽ tiến hành thử nghiệm lại sản phẩm. Điều này sẽ làm tốn kém thêm chi phí và thời gian trong toàn bộ quá trình.

 

Tag: Chứng nhận hợp chuẩn|Chứng nhận ISO 9001|Chung nhan ISO 9001|Chứng nhận ISO 9000|Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng|Hệ thống quản lý chất lượng|ISO 9001

 

 

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?