Chứng nhận

1. Chứng nhận là gì?

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17000:2004 Đánh giá sự phù hợp -- Từ vựng và các nguyên tắc chung, mục 5.5 nêu định nghĩa về chứng nhận: "Xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với các sản phẩm, quá trình, hệ thống hoặc chuyên gia". 

Quá trình chứng nhận được triển khai bởi một tổ chức không có quan hệ thương mại với tổ chức được chứng nhận (không phải nhà cung cấp hoặc khách hàng). Các tổ chức chứng nhận được công nhận sẽ thực hiện cuộc đánh giá và nếu sản phẩm, quá trình, hệ thống (ví dụ: hệ thống quản lý phù hợp ISO 9001 hoặc ISO 14001) thì sẽ cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Các tổ chức chứng nhận được công nhận cũng được đánh giá một cách độc lập và phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.

TIP Chứng nhận không phải là lựa chọn duy nhất để chứng minh sự phù hợp với các tiêu chuẩn. Cần cân nhắc hướng kinh doanh của tổ chức trước khi đưa ra quyết định quan trọng này.

 

2. Tại sao chứng nhận có ý nghĩa?

Chứng nhận thực sự hữu ích khi muốn chứng minh cho những người khác rằng tổ chức của bạn đang triển khai một hệ thống quản lý mạnh và đáng tin cậy, phù hợp với các yêu cầu đặt ra.

 

3. Chứng nhận hỗ trợ như thế nào?

Chứng nhận có thể giúp bạn chứng minh với lãnh đạo cấp cao và những người quan tâm ngoài tổ chức rằng bạn nhận được sự xác nhận của bên ngoài cho hệ thống quản lý hiện tại. Trong một vài trường hợp, nó còn có thể giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu của nhà cung cấp.

 

4. Chứng nhận được áp dụng tại đâu?

Có thể áp dụng Chứng nhận cho bất kỳ hệ thống quản lý (hoặc cho sản phẩm) nào mà có các quá trình hoặc các đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa.

 

5. Khi nào chứng nhận có ý nghĩa?

Khi bạn muốn chứng minh cho những người khác thấy sự đáp ứng của hệ thống đối với một tiêu chuẩn thông qua xác nhận của tổ chức bên ngoài một cách độc lập và khách quan. Nó hữu ích khi hoạt động kinh doanh của bạn có độ rủi ro cao và bạn muốn đem lại sự đảm bảo cho các bên quan tâm.

 

6. Chứng nhận đem lại lợi ích cho ai?

Thị trường có lợi từ những thông báo rằng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đã đáp ứng các yêu cầu nhất định. Tổ chức thu lợi từ việc tự đảm bảo một lần nữa sự tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu do các bên đặt ra. Thêm vào đó, khách hàng và các bên quan tâm khác cũng có thể thấy hài lòng đối với sự xác nhận này. Vì vậy lợi thế của nó là giảm rào cản thương mại và giành được quyền ưu tiên trong kinh doanh.

Lưu ý: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) là nơi ban hành ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong lĩnh vực hệ thống quản lý có 2 tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến chất lượng (QMS/ISO 9001) và môi trường (EMS/ISO 14001). Giá trị của bản thân tiêu chuẩn không phải ở việc bạn có chứng nhận theo nó hay không mà ở việc thực hiện và duy trì một hệ thống mạnh và đáng tin cậy mà sẽ cải thiện hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của bạn. 2 tiêu chuẩn này cho phép bạn tự công bố khi tổ chức của bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu. Bạn cũng có thể khẳng định lại sự đáp ứng này bằng việc xác nhận của bên ngoài, bao gồm cả việc đánh giá của bên thứ 2 - nhà cung cấp hoặc khách hàng.

 

Tag:Chứng nhận HACCP|Chung nhan HACCP|HACCP|Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn|Chứng nhận ISO 22000|Chung nhan ISO 22000|Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm|Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm|ISO 22000|Chứng nhận ISO 14001|Chứng nhận ISO 14000|Chung nhan ISO 14001|Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường|Hệ thống quản lý môi trường|ISO 14001|Chứng nhận hợp chuẩn|Chứng nhận ISO 9001|Chung nhan ISO 9001|Chứng nhận ISO 9000|Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng|Hệ thống quản lý chất lượng|ISO 9001|Chứng nhận VietGAP|Chứng nhận VietGAP chăn nuôi|Chứng nhận VietGAP trồng trọt|Chứng nhận hợp quy|Chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật|Chứng nhận thực phẩm|Chứng nhận hợp quy thực phẩm|Chứng nhận hợp quy phân bón|Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

 

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?