Cầu vượt ngã ba Huế - "Mắt Đà Nẵng trắng gió trắng cát trắng trời"

Phương án được chọn với mô hình nút giao thông (GT) lập thể hình xuyến kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: Tầng mặt đất cho các nhánh rẽ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến tròn trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm TP và ngược lại; tổ chức cho bộ hành và xe thô sơ bằng kết cấu hầm chui.
Phương án này với các chỉ tiêu về an toàn: xuất hiện tách nhập làn cùng chiều trên vòng xuyến làm hạn chế tốc độ dòng xe lưu thông; chỉ tiêu thông thoáng: không có các xung đột trái chiều, không có xung đột tách nhập làn với các hướng rẽ khác; chỉ tiêu hiệu quả: đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra theo yêu cầu của các tiêu chuẩn thiết kế, có kết cấu cầu cạn là chủ yếu vì vậy kỹ thuật thi công đơn giản và giá ành rẻ; chỉ tiêu mỹ quan: hình ảnh kiến trúc đẹp, hài hòa, nút GT đơn giản, các phương tiện tham gia GT dễ nhận biết hướng đi, cấu tạo hợp lý. Với phương án này thì tính sơ bộ GPMB là 23.162m2, tổng mức đầu tư dự kiến là 1.765 tỷ đồng.

Theo đó, phạm vi đấu nối tổ chức GT với GT của khu vực là việc tổ chức GT kết nối với GT khu vực cho các tuyến đường tại các điểm giao ngã ba, ngã tư gần nhất, cụ thể: với đường Trường Chinh thì đấu nối TCGT tại ngã ba cách tim nút là 600m, với đường Tôn Đức Thắng đấu nối TCGT tại ngã tư cách tim nút là 500m, với đường Điện Biên Phủ đấu nối TCGT tại ngã tư cách tim nút là 600m (ngã tư tượng đài Mẹ Nhu), với đường Trục 1 Tây Bắc đấu nối TCGT tại ngã ba cách tim nút là 500m. Với các đường nhỏ từ các khu dân cư, đấu nối trực tiếp vào các đường bộ gom 2 bên các cầu. Người đi bộ và xe thô sơ được tổ chức đi vào hầm bộ hành tại khu vực nút giao.
Phạm vi thiết kế công trình, với đường Trường Chinh dự án kéo dài dự kiến khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về phía không có đường sắt khoảng 8m, riêng phần vòng xuyến chỗ mở rộng lớn nhất là xấp xỉ 30m. Đối với đường Tôn Đức Thắng, dự án kéo dài dự kiến khoảng 360m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 13m; riêng phần vòng xuyến chỗ mở rộng lớn nhất là xấp xỉ 6m. Đối với đường Điện Biên Phủ, dự án kéo dài dự kiến khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 7m; riêng phần vòng xuyến chỗ mở rộng lớn nhất là xấp xỉ 30m. Đối với đường Trụ 1 Tây Bắc, dự án kéo dài dự kiến khoảng 220m, đáp ứng chỉ giới đường đỏ; riêng phần vòng xuyến chỗ mở rộng lớn nhất là xấp xỉ 30m.

Về phương án kết cấu, cầu vượt tầng 1: các nhánh cầu nối vào vòng xuyến; các cầu nhánh nối vào vòng xuyến có khẩu độ nhịp 30m cho đoạn dầm cong và 35m cho các đoạn dầm thẳng được cấu tạo thành các nhịp bản rỗng BTCTDƯL liên tục với mặt cắt ngang dầm. Phương án cho cầu vượt tầng 2: sơ đồ nhịp 7x 35m + 2x 55m + 7x 35m với nhịp cầu dẫn 2 đầu với sơ đồ 7x 35m là cầu nhịp bản rỗng BTCT DƯL liên tục. Phương án cho cầu vượt vòng xuyến được chia thành các liên với các sơ đồ cầu liên tục: 3x 30m +4x 30m + 3x 30m + 4x 30m, là nhịp bản rỗng BTCT DƯL liên tục. Thời gian thực hiện dự án dự kiến là 4 năm (từ 2011 đến 2014).

 

Tags: Chứng nhận ISO 9001 | Chứng nhận ISO 14001 | Chứng nhận ISO 22000 | Chứng nhận HACCP | Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật | Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi | Chứng nhận hợp quy phân bón | Chứng nhận hợp quy thực phẩm | Chứng nhận VietGAP lĩnh vực trồng trọt | Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi | Hợp quy tương thích điện từ | Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em | Hợp quy thép làm cốt bê tông | Chứng nhận hợp quy thiết bị Điện - Điện tử

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhận xét

Có thể bạn sẽ thích?